Kinh tế - Xã hội

Chuyên gia Indonesia đề cao vai trò của Việt Nam trong sự thống nhất, hòa bình và ổn định của ASEAN

2024-12-20 20:00:19
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đánh giá cao vai trò của phụ nữ Việt Nam tại Lào
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào, chiều 3/4, bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã gặp gỡ với các nữ kiều bào tiêu biểu ở thủ đô Viêng Chăn. Cùng dự có Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng và các nữ cán bộ nhân viên Đại sứ quán.
Vinh danh đóng góp của Quỹ hòa bình và Phát triển Việt Nam cho sự nghiệp gìn giữ hòa bình
Ngày 8/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã trao Huân chương Lao động hạng nhất cho Quỹ hòa bình và Phát triển Việt Nam vì những đóng góp thiết thực cho công tác đối ngoại nhân dân và sự nghiệp giữ gìn hòa bình, phát triển bền vững của đất nước.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cùng Bộ trưởng Ngoại giao Timor-Leste và Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn chụp ảnh lưu niệm, sáng 9/5. Ảnh: TTXVN phát

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, tác giả bài báo nêu rõ kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã từng bước trở thành một thành viên tích cực, tự chủ và có trách nhiệm, thể hiện qua những đóng góp thiết thực cho sự đoàn kết, trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN, như việc thông qua Hiến chương ASEAN 2007, Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn ASEAN 2020, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các kế hoạch tổng thể thực hiện 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Việt Nam cũng đã giúp ASEAN hợp tác với các bên tham gia ngoài khu vực, bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).

Tác giả nhấn mạnh tư cách thành viên của Việt Nam trong ASEAN có ý nghĩa quan trọng về xã hội, chính trị, kinh tế và an ninh. Việt Nam đã hội nhập an ninh với phần còn lại của Đông Nam Á và tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập khu vực. Điều này đã giúp nâng cao hình ảnh toàn cầu của Việt Nam, dẫn đến khả năng thương lượng lớn hơn với các cường quốc như Mỹ và Trung Quốc.

Về mặt kinh tế, nhờ các chính sách kinh tế thận trọng và 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam đã trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2022. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 8,02% năm 2022; tổng kim ngạch thương mại đạt hơn 730 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ tiền vào Việt Nam để tận dụng lợi thế nước này là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các FTA khác.

Nhà báo Veeramalla Anjaiah lưu ý trong 28 năm qua, Việt Nam cũng đã nỗ lực để bảo đảm hòa bình và hòa giải giữa các quốc gia ASEAN từng bị chia rẽ sâu sắc bởi chiến tranh. Việt Nam đã hỗ trợ xử lý những khác biệt nảy sinh giữa các quốc gia thành viên và thúc đẩy lập trường cũng như tiếng nói chung trong các vấn đề khu vực.

Việt Nam cũng góp phần mở rộng quan hệ, thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, nâng cao vai trò quốc tế của ASEAN, nhất là vai trò trung tâm, quyết định tại các diễn đàn khu vực như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN và các đối tác (ADMM+).

Trong vấn đề Biển Đông, tuyến hàng hải quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Việt Nam và các thành viên ASEAN khác đã đề cao nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các quy định được đề cập trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, góp phần quan trọng vào việc tăng cường ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á.

Việt Nam đã và đang nỗ lực đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của ASEAN và đảm bảo các tranh chấp được giải quyết một cách xây dựng. Việt Nam đã thể hiện sự ủng hộ nhất quán đối với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đang được đàm phán.

Tác giả bài viết nêu rõ Việt Nam là một đất nước yêu chuộng hòa bình. Việt Nam mong muốn giải quyết mọi tranh chấp ở Biển Đông bằng cách hợp tác với ASEAN và Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Việt Nam kêu gọi giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước ven biển. Việt Nam cũng là nước ủng hộ mạnh mẽ Indonesia với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2023 và những nỗ lực không ngừng của ASEAN nhằm ký kết COC với Trung Quốc.

Theo Thanh Tú (TTXVN)

https://baotintuc.vn/thoi-su/chuyen-gia-indonesia-de-cao-vai-tro-cua-viet-nam-trong-su-thong-nhat-hoa-binh-va-on-dinh-cua-asean-20230509122943241.htm

Khẳng định uy tín của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác đa phương về gìn giữ hòa bình
Việt Nam nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong tiến trình hòa bình và an ninh tại Jordan và Anh
Top