Hàng loạt ôtô bị tạt axit chỉ vì chiếm chỗ đỗ xe

2025-01-17 20:39:36
Ngoài vặt gương và logo, ôtô tại Ấn Độ còn bị tạt axit do chiếm chỗ đỗ của xe khác.

Theo trang Team-BHP, nhiều xe trong đó có Mini Cooper S, Hyundai Creta và Tata Tigor đã bị tạt axit tại một khu dân cư nhà giàu ở Delhi. Kẻ xấu còn đổ chất hóa học vào xe.

Nguyên nhân thực sự chưa được tiết lộ nhưng rất có thể đây là hành động trả đũa vì bị chiếm chỗ đỗ xe.

Không may, khu vực đỗ xe không lắp camera an ninh nên không nhận diện được thủ phạm cũng như động cơ tấn công.

Hang loat oto bi tat axit chi vi chiem cho do xe hinh anh 1
Mini Cooper S bị tạt axit. Ảnh: Team-BHP.

Do không gian chật hẹp, người dân tại nhiều khu dân cư ở Delhi phải đỗ xe ngoài đường. Rất nhiều trong số này không có chỗ đỗ xe cố định, thế nên thường xuyên xảy ra tranh chấp.

Kẻ xấu không cần đập phá xe mà chỉ ít axit hoặc dung dịch hóa học là đã khiến đối phương “ngậm đắng nuốt cay”.

Hang loat oto bi tat axit chi vi chiem cho do xe hinh anh 2
Axit phá hủy lớp sơn xe. Ảnh: Team-BHP.

Hầu hết xe hiện đại trang bị cảm biến có thể cảnh báo chủ xe khi xe bị xâm phạm. Nhưng với chất lỏng như axit, hệ thống báo động không có tác dụng.

Ngoài axit, kẻ xấu còn dùng bình xịt sơn hoặc dầu phanh đổ vào xe. Cả hai chất này đều có sẵn trên thị trường hoặc mua trực tuyến dễ dàng. Những chất hóa học này tàn phá sơn xe tới mức chủ xe chỉ còn cách sơn lại toàn bộ.

Cách tốt nhất tránh khỏi những phá hoại kiểu này là đỗ xe tại khu vực an toàn như khu chung cư có bảo vệ. Tuy nhiên, tại thành phố đông đúc như Delhi, nơi có rất ít không gian trống, hầu hết gia đình đều sở hữu hai ôtô trở lên, nên rất khó tìm chỗ đỗ xe an toàn.

Giải pháp nhiều chủ xe tìm tới là phủ lớp bảo vệ cho xe nhưng hiệu quả chưa được chứng thực. Ngay cả phủ thân xe bằng lớp nhựa bảo vệ cũng không hiệu quả với axit và hóa chất. Cách duy nhất để nhận diện thủ phạm là lắp đặt camera an ninh quanh khu vực đỗ xe.

Ngoài ra, có thể lắp camera hiện đại trong xe giúp phát hiện và ghi hình mọi chuyển động quanh xe. Loại camera này có thể gắn ở kính chắn gió hoặc kính phía sau. Những xe bị phá hoại kiểu này thường không được bảo hiểm đền bù.

Một số chủ xe Ấn Độ tính đến phương án đăng ký thiết bị cảnh báo FIR với đồn cảnh sát gần nhất. Với những vụ phá hoại để lại hậu quả nghiêm trọng, bên bảo hiểm có thể cân nhắc đền bù nếu có thông tin từ FIR. Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tình trạng phá hoại xe kiểu này tại Delhi.

Nguồn bài viết : Vegas Gaming Club

Top