Khai mạc Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X tại Hà Nội | Vietnam+ (VietnamPlus)

2025-01-21 17:42:50
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, phát biểu khai mạc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Sáng 10/12, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Dự Đại hội có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị: nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương về dự Đại hội.

Về dự Đại hội còn có 2.020 đại biểu là đại diện Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí lão thành cách mạng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Chiến sỹ thi đua toàn quốc, các điển hình tiên tiến đại diện các lĩnh vực, ngành, nghề, dân tộc, tôn giáo…

Tô điểm bản lĩnh, ý chí, khí chất của con người Việt Nam

Phát biểu khai mạc Đại hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cách đây 72 năm, nhân kỷ niệm 1.000 ngày Nam bộ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Người viết, “mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều cần phải trở nên một chiến sỹ đấu tranh trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa." Người kêu gọi "làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều."

Chương trình biểu diễn văn nghệ tại Đại hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Thực hiện Lời kêu gọi thiêng liêng đó của Người, trải qua 26.460 ngày, kể từ ngày 1/6 năm đó, không ngày nào nhân dân ta không thi đua yêu nước. Từ những ngày đầu với phong trào thi đua diệt giặc dốt, diệt giặc đói, cho đến diệt giặc ngoại xâm, từ thi đua khôi phục kinh tế-xã hội ở miền Bắc, cho đến thi đua chi viện cho chiến trường miền Nam, từ thi đua đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước, đến thi đua kiến thiết lại nước nhà, thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đưa đất nước tiến lên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thi đua làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

[Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc: Những tấm gương lay động trái tim]

Thủ tướng nêu rõ, ngày nay, cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước ta có được là kết tinh của nhiều phong trào thi đua sôi nổi, bao gồm cả những cống hiến và hy sinh thầm lặng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi hình thức xã hội.

"Cái lạnh của mùa đông Hà Nội dường như bị phá tan bởi hơi ấm của trên 2.300 đại biểu về dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X, bởi sự ấm áp tình đồng chí, nghĩa đồng bào," Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, so với các kỳ Đại hội trước, số lượng đại biểu về dự Đại hội lần này là đông nhất, điều này thể hiện phong trào thi đua yêu nước ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, những tấm gương thi đua điển hình của nước ta ngày càng nhiều.

Thủ tướng nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX (tháng 12/2015) đã đưa ra 5 chỉ đạo quan trọng, trong đó nhấn mạnh đến tinh thần phải quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, nhất là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 34 Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng với chủ đề xuyên suốt "đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."

Thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, cần chú ý kiểm tra, đánh giá, thưởng, kịp thời, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến; phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

Trong 5 năm qua, phong trào thi đua yêu nước đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng, với nhiều nội dung phong phú, hình thức sinh động, lấy cái đẹp dẹp cái xấu. “Chúng ta thấy nhiều hình ảnh cảm động, nhân văn, những tấm gương đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ người chiến sỹ lực lượng vũ trang đến người già, trẻ nhỏ đều có tấm lòng đối với đất nước trong lúc khó khăn, bệnh tật diễn ra. Chúng ta đã làm những việc mà thế giới cảm động, tâm phục,” Thủ tướng dẫn chứng.

Thủ tướng cho rằng, các phong trào thi đua góp phần quan trọng vào việc động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; khơi dậy được tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hun đúc ý chí mạnh mẽ khát vọng hùng cường của dân tộc. Thi đua giờ đây trở thành điều rất quan thuộc trong đời sống hàng ngày. Tinh thần thi đua vượt lên chính mình chính là cội nguồn sức mạnh của sự phát triển.

Theo Thủ tướng, mặc dù còn những tồn tại, hạn chế và gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ sự nỗ lực rất lớn và tinh thần quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đất nước đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn hiện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, tô đậm thành tựu của 35 năm đổi mới với những bước tiến vượt bậc.

Liên tiếp trong 4 năm (2016-2019), chúng ta đã thi đua, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kinh tế-xã hội đề ra, đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Năm 2020 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử 100 năm gần đây của nhân loại, khi đại dịch COVID-19 gây ra những tác động lớn đến kinh tế và xáo trộn trong đời sống xã hội của hầu hết các nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, nhờ sự đoàn kết, đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, hòa quyện giữa ý Đảng và lòng dân, chúng ta đã thi đua và giành thắng lợi trong việc thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hiện nay, khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới bị rơi vào suy thoái sâu, Việt Nam là nền kinh tế vẫn duy trì được tăng trưởng dương.

Dịch COVID-19 được kiểm soát, giảm thiểu số người chết và những thiệt hại về kinh tế, an sinh xã hội được bảo đảm, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả ấn tượng.

“Từ đây chúng ta hiểu thêm rằng mức độ thành công được xác định không chỉ bởi những gì chúng ta đã đạt được, mà bởi cả những trở ngại chúng ta đã vượt qua. Với những kết quả đặc biệt đó, không thể không cho rằng, năm 2020 phải được xem là năm thành công nhất của nước ta trong 5 năm qua về tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách,” Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng cũng cho rằng, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với tương lai đất nước không ngừng được củng cố và nâng cao. Những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu;” tô điểm cho bản lĩnh, ý chí, khí chất của con người Việt Nam, đó là: không thử thách nào mà dân tộc ta không thể vượt qua.

“Trong mỗi chặng đường phát triển của đất nước, phong trào thi đua yêu nước như những làn sóng trào dâng, kết tinh sức mạnh, mang theo khí thế lịch sử hào hùng của cha ông và dân tộc ta. Thi đua là động lực thúc đẩy mỗi cá nhân tự làm mới mình, luôn nỗ lực ngày thêm tiến bộ, tự giác vươn lên giành lấy thành quả mới trong lao động, học tập, sản xuất, kinh doanh,” Thủ tướng nêu rõ.

Phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và hiệu quả

Tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 5 năm (2016 - 2020), phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Đại hội cho biết, giai đoạn 2016-2020, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, đọc báo cáo tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2015-2020. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Các phong trào thi đua được triển khai sâu rộng trong cả nước với nội dung và hình thức ngày càng đổi mới, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhất là từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 xảy ra trên toàn cầu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam; thực hiện lời dạy của Bác “Càng khó khăn thì càng phải thi đua,” hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, các ngành, các cấp và nhân dân cả nước đã ra sức thi đua phấn đấu, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra, kiểm soát được đại dịch và phát triển kinh tế-xã hội.

Đặc biệt các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động đã trở thành nòng cốt trong phong trào thi đua của cả nước, được các cấp, các ngành, các địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng tham gia. Trong đó, phong trào có hiệu quả thiết thực nhất và để lại dấu ấn, làm thay đổi bộ mặt, diện mạo của nông thôn Việt Nam trong thời gian qua là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” với nhiều mô hình mới, sáng tạo được thực hiện hiệu quả từ 1 đến 1 vài địa phương đã lan tỏa ra cả nước như Mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) xuất phát từ tỉnh Quảng Ninh được nhân rộng thành chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2018-2020; mô hình “Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu,” “Vườn mẫu” tại tỉnh Hà Tĩnh...

Với sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà nước và toàn xã hội, người dân đã thực sự trở thành chủ thể của phong trào thi đua với những việc làm thiết thực, hiệu quả.

Trong 10 năm, đã có hàng vạn hộ gia đình tự nguyện hiến gần 45 triệu m2 đất, đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng và gần 60 triệu ngày công lao động để xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi ở địa phương, góp phần về đích sớm gần 2 năm các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020.

Đó là 61% xã, 26% đơn vị cấp huyện và 12 tỉnh, thành phố có 100% xã về đích nông thôn mới; một số nơi đã xây dựng được mô hình nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đang nhân rộng để phấn đấu đến 2025 đạt 10% số xã nông thôn mới kiểu mẫu như dự thảo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” với sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực vươn lên của các hộ gia đình đã được triển khai ở tất cả các vùng, miền, địa phương trong cả nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả nước xuống dưới 3%; so với đầu nhiệm kỳ có 32,5% xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, 50% huyện thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” được triển khai hiệu quả, khuyến khích khởi nghiệp, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Trong 5 năm qua, có hơn 630.000 doanh nghiệp thành lập mới và ngày càng nhiều các doanh nghiệp đạt các danh hiệu "Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ công nhận Thương hiệu quốc gia", "Doanh nghiệp vì người lao động"...

Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức, viên chức tận tụy, trách nhiệm, chuyên nghiệp, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, điển hình tiến tiến. Trong 5 năm qua, đã khen tặng 343.727 Huân, Huy chương; 25.920 danh hiệu vinh dự Nhà nước (trong đó bao gồm cả Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ, Nghệ nhân ưu tú, nhân dân); 28 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 73 Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; 308 Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh và 380 Chiến sỹ thi đua toàn quốc.

Theo Phó Chủ tịch nước, thời gian qua, công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, hướng về cơ sở; quan tâm khen thưởng đối với tập thể nhỏ, tập thể, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa, người trực tiếp lao động sản xuất, công tác, chiến đấu...

Trong 5 năm qua, đã cơ bản hoàn thành khen thưởng kháng chiến; tổ chức phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với 20.334 bà mẹ; Huân chương độc lập cho 8.500 gia đình có nhiều hy sinh, cống hiến cho đất nước và phong tặng, truy tặng 267 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong thời kỳ kháng chiến.

Trong khuôn khổ chương trình Đại hội đã diễn ra giao lưu, tôn vinh điển hình tiên tiến, đại diện Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - những gương mặt tiêu biểu trong số hơn 2.000 điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua giai đoạn 2016-2020, những con người Việt Nam có thành tích nổi bật và đóng góp to lớn cho xã hội.

Đó là kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua, “anh hùng của đồng ruộng,” “cha đẻ” của giống gạo ngon nhất, nhì thế giới ST25. Là “kỹ sư chân đất” Nguyễn Văn Rô, người chưa học hết lớp 5, nhưng đã chế tạo ra 5 loại máy cày, trục đất phù hợp với điều kiện ở địa phương; cô giáo Hà Ánh Phượng - top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu, đã từ bỏ công việc đầy hấp dẫn ở thành phố với mức lương hậu hĩnh để trở về quê hương, một huyện miền núi, dạy học./.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương và các đại biểu dự Lễ khai mạc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu với Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng những bức ảnh về phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ do phóng viên TTXVN thực hiện, trưng bày tại Đại hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu về những bức ảnh về phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ do phóng viên TTXVN thực hiện, trưng bày tại Đại hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Các vị lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu với nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng những bức ảnh về phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ do phóng viên TTXVN thực hiện, trưng bày tại Đại hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu với Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng những bức ảnh về phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ do phóng viên TTXVN thực hiện, trưng bày tại Đại hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu với Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng những bức ảnh về phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ do phóng viên TTXVN thực hiện, trưng bày tại Đại hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu với Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng những bức ảnh về phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ do phóng viên TTXVN thực hiện, trưng bày tại Đại hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Chương trình biểu diễn văn nghệ tại Đại hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng Nhà nước cùng các đại biểu thực hiện nghi lễ chào cờ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng Nhà nước cùng các đại biểu thực hiện nghi lễ chào cờ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng Nhà nước cùng các đại biểu thực hiện nghi lễ chào cờ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, phát biểu khai mạc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, đọc báo cáo tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2015-2020. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Các đại biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Các đại biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Hai em Trúc Nhi và Diệu Nhi được khỏe mạnh sau ca mổ tách được thực hiện bởi các giáo sư, bác sỹ, y tá Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn bài viết : SBO Thể Thao

Top