NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể 43 DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum

2024-12-21 13:16:11
Hát ru của người Tày tỉnh Bắc Kạn được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Tính đến nay, tỉnh đang triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng truyền thống đối với 3 thôn (làng) đồng bào DTTS, gồm: Làng Bar Gốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy; thôn Đăk Răng, làng Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi; thôn Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông; Trang bị 137 bộ cồng chiêng, trống cho các thôn đồng bào DTTS tại chỗ không có cồng chiêng

Tổ chức 143 lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, múa (xoang) và các bài chiêng truyền thống cho các làng đồng bào DTTS tại chỗ; ngành Giáo dục và Đào tạo định kỳ tổ chức Hội thi cồng, chiêng, xoang cho học sinh các trường PTDTNT, PTDTBT trên địa bàn toàn tỉnh.

Kon Tum triển khai quảng bá các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc gắn với phát triển du lịch - (Ảnh minh hoạ).

Trong công tác bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các DTTS tại chỗ của tỉnh, trong giai đoạn 2021 - 2023, các cơ quan, địa phương liên quan đã hỗ trợ xây dựng mới 2 nhà rông, hỗ trợ sửa chữa 14 nhà rông.

Hiện, trên địa bàn toàn tỉnh có 409 làng có nhà rông với 434 nhà rông (182 nhà rông làm bằng vật liệu truyền thống, 252 nhà rông làm bằng vật liệu bán truyền thống, vật liệu hiện đại); một số địa bàn như huyện Sa Thầy, Tu Mơ Rông, Kon Rẫy đã đạt tỷ lệ 100% thôn (làng) đồng bào DTTS có nhà rông.

Cùng với đó, công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống gắn liền với nhà rông đã được chú trọng thực hiện, các làng đồng bào DTTS có cồng chiêng đều xây dựng đội nghệ nhân dân gian và thực hành thường xuyên trong các ngày hội của làng và sẵn sàng tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa do các cấp, ngành tổ chức.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các DTTS trên địa bàn tỉnh - (Ảnh minh hoạ).

Tất cả các hoạt động triển khai đã thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo của các tầng lớp Nhân dân và du khách trên địa bàn tỉnh; góp phần khẳng định các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống là đúng và hợp lòng dân.

Góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành động trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các DTTS...

Gia Lai tập trung bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của 2 dân tộc Bahnar và Jrai
12 di sản được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Top