NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Văn hóa Champa, một thành tố quan trọng tạo nên văn hóa Huế

2024-12-21 13:18:25
Gala "Tinh hoa Việt Nam": Cội nguồn của văn minh và văn hóa Việt Nam
Tối 7/9, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Đêm Gala “Tinh hoa Việt Nam” với chủ đề “Tinh hoa gạo Việt” Gala với sự có mặt của đại diện các doanh nghiệp du lịch từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thành Nhà Hồ miễn vé tham quan ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 23/11
Nhân dịp Kỷ niệm 17 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2022) và kỷ niệm 50 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới của UNESCO, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí tham quan hết ngày 23/11/2022.

Tiếp nhận những nét đặc sắc văn hóa của người Chăm

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình khẳng định, văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế là một thành tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Huế. Từ đầu thế kỷ XIV, văn hóa Champa đã có sự giao lưu với văn hóa Đại Việt tại vùng đất mới Hóa châu.

Từ năm 1306, vùng đất châu Ô, châu Lý được nhập vào lãnh thổ Đại Việt, sự có mặt của người Việt ở vùng đất này đã tạo tiền đề cho văn hóa Đại Việt ảnh hưởng mạnh hơn về phương Nam. Người Việt khi đến sinh sống, định cư ở vùng đất mới đã có lối sống ứng xử khôn khéo tôn trọng, kế thừa và phát huy các thành tựu văn hóa mà cư dân Champa để lại.

Hội thảo khoa học: Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế

Theo TS Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội KHLS Thừa Thiên Huế, từ giữa thế kỷ XVI trở đi, khi các chúa Nguyễn tiến hành công cuộc Nam tiến, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt - Chăm bước sang một giai đoạn mới. Nguyễn Hoàng và những người kế nghiệp ông đã từng bước biến Thuận Hóa trở thành một vùng đất độc lập về chính trị, quân sự, lãnh thổ lẫn kinh tế, văn hóa, xã hội để tạo nên một Đàng Trong phân biệt với Đàng Ngoài.

“Từ vùng đất biên viễn thuở ban đầu, Thuận Hóa - Phú Xuân lại trở thành thủ phủ của các chúa Nguyễn ở vùng đất mới Đàng Trong, là bàn đạp để người Việt tiếp tục mở cõi về vùng đất rộng lớn tận phương Nam. Từ khi vua Quang Trung, rồi vua Gia Long thiết lập Kinh đô Phú Xuân - Thuận Hóa, xứ Huế trở thành Kinh đô của nước Việt Nam thống nhất, nơi hội tụ và lan tỏa tinh hoa một thời của đất nước”, TS Phan Tiến Dũng nói thêm.

Trong quá trình chung sống, giữa 2 dân tộc Việt - Chăm đã có sự cộng cư và giao lưu văn hóa, và dần dần người Việt đã tiếp nhận những nét đặc sắc văn hóa của người Chăm để tạo dựng nên một nền văn hóa riêng của mình họ tại vùng đất vừa mới làm chủ.

“Nớ, ri, tê” trong tiếng Huế kế thừa từ tiếng Champa

Thừa Thiên Huế là một trong những vùng đất còn lưu giữ, bảo quản nhiều di tích, hiện vật có giá trị độc đáo liên quan đến di sản văn hóa Champa. Hầu hết các hiện vật này đều có giá trị nghệ thuật cao và loại hình phong phú với xuất xứ cụ thể, góp phần minh chứng cho sự tồn tại của những ngôi đền tháp của đạo Bà la môn ở miền Trung trong quá trình tiếp thu văn hóa đa dạng của vương quốc Champa, trong đó ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ là đặc điểm nổi bật của giai đoạn này.

Theo NNC Nguyễn Xuân Hoa – nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Thừa Thiên Huế, trong quá trình cộng cư giữa người Việt và người Chăm thuộc họ ngôn ngữ Mã Lai Đa Đảo đã tạo nên nét đặc thù của thổ ngữ Huế. Tuy người Huế vay mượn tiếng Chăm không nhiều như việc vay mượn từ Hán - Việt, nhưng các yếu tố ngôn ngữ gốc Chăm lại tạo nên những nét riêng cho tiếng Huế.

Bệ thờ Vân Trạch Hòa - một “kiệt tác” văn hóa của người Champa xưa

“Có khi người Huế cũng bất ngờ khi nghe các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho biết mình đang nói tiếng Chăm lơ lớ, chẳng hạn như: Nớ: ấy (tiếng Chăm: nu); Ri: thế nầy (tiếng Chăm: rey); Tê: kia, nọ (tiếng Chăm: têh); Úi: úi chà! (tiếng Chăm: uy); Eo ôi (tiếng Chăm: eh ooh); Bông: hoa (tiếng Chăm: ponga); Ghe: thuyền nhỏ (tiếng Chăm: gai); - Bụi: lùm (tiếng Chăm: bul)” – NNC Nguyễn Xuân Hoa nói thêm.

Các đại biểu tham dự hội thảo tập vào các chủ đề như: Những dấu ấn văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế; Quan hệ Đại Việt - Champa trong lịch sử; Phát huy giá trị hệ thống di tích Champa tại Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, các đại biểu đề nghị cần thành lập bảo tàng Champa tại Thừa Thiên Huế.

Suy ngẫm về tính chung sống hài hoà, bao dung trong văn hóa Việt
Tôi đã sống hòa đồng với Việt Nam trọn vẹn thời gian từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới đến nay.
Ngắm 5 sắc màu văn hóa tại Lễ hội Kỳ Hoa - Lạng Sơn 2022
Năm sắc màu văn hóa gồm: Sắc Bản Địa, Sắc Tương Lai, Sắc Gắn Kết, Sắc Thanh Âm và Sắc Tự Nhiên sẽ được tái hiện tại Lễ hội Kỳ Hoa - Lạng Sơn năm 2022.
Top