Người dân Đức tranh cãi về khuyến nghị chỉ ăn 10 gram thịt/ngày

2025-01-17 20:38:19
Nuôi dưỡng thành công trẻ sinh non nặng 500 gram người nước ngoài
Chiều 3/1/2023, Bệnh viện Phụ sản Trung ương công bố nuôi dưỡng thành công trẻ sinh non nặng 500 gram người nước ngoài ở tuổi thai 25 tuần 6 ngày.
Thông điệp nhiều ý nghĩa trong bức tranh gốm "Tình hữu nghị Việt - Đức"
Bức tranh gốm "Tình hữu nghị Việt-Đức" cao 2,2m, dài 26m vừa được khánh thành tại Hà Nội với nhiều thông điệp ý nghĩa về tình hữu nghị bền chặt giữa hai đất nước và những mục tiêu cao đẹp mà cả hai dân tộc cùng hướng tới.
Sự phổ biến của các loại thực phẩm thay thế thịt là một trong những lý do khiến người Đức ăn ít thịt hơn. Ảnh: AFP

“Ăn ít thịt chắc chắn là sẽ tốt cho cả môi trường và động vật. Chế độ ăn này cũng tốt cho sức khỏe”, Florian, 28 tuổi, chia sẻ với hãng thông tấn AFP tại Lễ hội Thuần chay mùa Hè ở Berlin.

Giống như anh Florian, hầu hết người Đức rất thích ăn xúc xích và thịt nướng, nhưng thói quen này đã giảm dần trong vài năm qua. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Đức, mức tiêu thụ thịt ở quốc gia châu Âu này đã giảm xuống còn 52 kg/người trong năm 2022, mức thấp nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận vào năm 1989. Trong khi đó, chỉ 5 năm trước, con số này ở mức khoảng 61 kg/người.

Những lo ngại về phúc lợi động vật, biến đổi khí hậu và chi phí sinh hoạt tăng cao hơn dường như đã khiến nhiều người tiêu dùng Đức tìm kiếm các lựa chọn thay thế thịt. Theo Bộ Nông nghiệp Đức, hiện có khoảng 10% người Đức ăn chay, trong khi con số này chỉ ở mức 6% vào năm 2018.

Ông Cem Ozdemir, Bộ trưởng Nông nghiệp Đức, cũng là người ăn chay. Lựa chọn ăn chay từ khi còn là trẻ vì phúc lợi động vật, nhưng ông Ozdemir cho rằng ngành sản xuất thịt vẫn rất quan trọng. Ông cho biết điều quan trọng là cần cải cách ngành sản xuất thịt gắn liền với các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu.

Xu hướng dài hạn

Ảnh minh họa: AFP

Chia sẻ với AFP, ông Ozdemir nói rằng chăn nuôi là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây phát thải carbon trong nông nghiệp. Do đó, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Đức, con người cần phải thực hiện các biện pháp để giúp hoạt động này trở nên thân thiện với môi trường hơn.

“Chẳng hạn, chúng ta có thể hỗ trợ nông dân chăn nuôi ít nhưng có chất lượng tốt hơn”, ông Ozdemir nói. Ông nhận định người Đức ăn ít thịt hơn là xu hướng dài hạn. “Mọi người đang rất quan tâm đến biến đổi khí hậu, muốn động vật được hưởng phúc lợi tốt hơn, đồng thời cũng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe. Tôi đánh giá cao những suy nghĩ này”, ông nói.

Theo ông Sebastian Joy, Giám đốc tổ chức phi chính phủ ProVeg International (đơn vị tổ chức lễ hội trên ở Berlin), thị trường sản phẩm thay thế thịt đang phát triển cũng đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy xu hướng này.

“Người dân vẫn có thể ăn bánh mì kẹp thịt, thịt nướng, xúc xích, nhưng không cần phải giết mổ động vật để lấy thịt”, ôngSebastian nói.

Bộ Nông nghiệp Đức cũng đang nghiên cứu chiến lược dinh dưỡng để giúp người dân ăn uống lành mạnh hơn và dự định công bố chiến lược này vào cuối năm 2023.

Theo cơ quan này, kế hoạch này nhằm khuyến khích mọi người tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều thực vật và bền vững.

Chỉ tiêu thụ 10 gram thịt/ngày

Lượng tiêu thụ thịt ở Đức đã giảm gần 15% trong 5 năm qua. Ảnh: AFP

Nhưng không phải tất cả người Đức đều cảm thấy lạc quan về một tương lai tiêu thụ ít thịt hơn.

Gần đây, phương tiện truyền thông địa phương đưa tin Hiệp hội Dinh dưỡng Đức (DGE), cơ quan tư vấn cho chính phủ về các biện pháp thúc đẩy ăn uống lành mạnh, đang lên kế hoạch khuyến nghị chỉ 10 gram thịt mỗi ngày.

Khuyến nghị này lập tức gây tranh cãi. Người dùng mạng xã hội đã chia sẻ hàng loạt hình ảnh châm biếm về một mẩu thịt đặt trên cân. DGE sau đó cho hay sự việc này hoàn toàn là hiểu lầm, nhưng cuộc tranh luận về vấn đề này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Một cuộc khảo sát gần đây của nhật báo Bild cho thấy 57% người Đức kiên quyết phản đối việc nhà nước thực hiện các biện pháp giảm tiêu thụ thịt.

Người phát ngôn của Hiệp hội Ngành Thịt Đức (VDF) nói với AFP: “Giới chức không nên can thiệp vào chế độ ăn của người dân. 90% người Đức thích ăn thịt. Người ăn chay không muốn nghe ai đó khuyên rằng ăn thịt cung cấp nhiều vitamin và dinh dưỡng hơn. Tương tự, người ăn thịt cũng vậy”.

VDF cho rằng mức tiêu thụ thịt ở Đức giảm từ năm 2018 do giá cả tăng cao và áp lực lạm phát đè lên người tiêu dùng.

Đối với bà Gabrielle Hubner, 61 tuổi, du khách tới lễ hội thuần chay ở Berlin, giá cả tăng là nguyên nhân chính khiến bà ăn ít thịt hơn trong những năm gần đây.

“Tôi không nhất thiết phải ăn thịt mỗi ngày, còn có nhiều loại thực phẩm khác như mì Ý, phô mai hoặc khoai tây”, bà nói.

Còn Bộ trưởng Ozdemir cho hay ông không có ý ép buộc người Đức nên ăn gì. “Mọi người có thể tự quyết mình ăn gì, ăn bao nhiêu. Tôi chỉ muốn thúc đẩy chế độ ăn lành mạnh, cân bằng. Tôi muốn lựa chọn lành mạnh trở thành lựa chọn phù hợp”, ông nói.

Theo Hải Vân/Báo Tin tức (Theo AFP)

https://baotintuc.vn/the-gioi/nguoi-dan-duc-tranh-cai-ve-khuyen-nghi-chi-an-10-gram-thitngay-20230629000234538.htm

Du hành cùng ẩm thực Việt tại Đức
Rời Hà Nội đến nước Đức trong những ngày cả châu Âu bước qua mùa Xuân rực rỡ sắc hoa, tôi thích thú thưởng thức ẩm thực Việt như thể xa quê hương từ rất lâu...
Xúc động những vần thơ về Trường Sa của kiều bào Đức
Xúc động ngay khi đến Trường Sa trong những ngày đầu hè 2023, nhìn biển trời bao la, niềm cảm xúc trào dâng, anh Trần Văn Minh kiều bào Đức đã viết ngay bài thơ “Trường Sa xa mà gần” trên boong tàu với những vần thơ mộc mạc, giản dị hòa lẫn trong tiếng sóng, gió biển khơi.

Nguồn bài viết : Sòng bạc lớn nhất thế giới

Top