Những đại học có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới

2025-01-17 20:38:20
"Bật mí" những bí mật về thiên tài Albert Einstein
Cuộc đời của nhà vật lý học thiên tài Albert Einstein - người đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921 - có nhiều điều bí ẩn ít người biết.
Thụy Điển: Lễ trao giải Nobel 2022 trở lại sang trọng và hào nhoáng
Bên cạnh những người đoạt giải Nobel năm 2022 còn có sự tham dự của nhiều nhà khoa học đã đạt giải trong các năm 2020 và 2021, các quan khách được yêu cầu phục trang chuẩn mực và trang trọng nhất.

Đại học Harvard (Mỹ)

Đại học Harvard

Đại học Harvard là trường đại học nổi tiếng nhất thế giới với thành tích “khủng” khi sở hữu 161 giải Nobel.

Giải Nobel đầu tiên mà trường đại học này giành được là vào năm 1914, cách đây hơn 100 năm. Còn giải Nobel gần đây nhất là vào năm 2019 thuộc lĩnh vực Kinh tế học được trao cho Giáo sư Michael Kremer với các phương pháp tiếp cận thử nghiệm nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo toàn cầu.

Đại học Columbia (Mỹ)

Đại học Columbia

Có tới 96 giải Nobel danh giá đã được trao cho cựu sinh viên của trường đại học tư thục danh tiếng này. Một trong số những nhân vật nổi bật nhất là nhà kinh tế học Joseph Eugene Stiglitz - người đã giành giải Nobel vào năm 2001 nhờ những nghiên cứu về xu hướng thị trường.

Đại học Cambridge (Anh)

Đại học Cambridge

Là một trong những trường đại học lâu đời nhất thế giới (được thành lập vào năm 1209), Đại học Cambridge tự hào nắm giữ 90 giải thưởng Nobel, trong đó nhà khoa học Abdus Salam là người Hồi giáo đầu tiên đoạt giải Nobel trong lĩnh vực Vật lý.

Đại học Chicago (Mỹ)

Đại học Chicago

Trường đại học có tuổi đời 133 năm này có tới 89 nhân vật đoạt giải Nobel. Trong số đó, người nổi tiếng nhất chắc chắn là cựu tổng thống Mỹ Barak Obama với giải Nobel Hòa bình năm 2009.

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ)

Viện Công nghệ Massachusetts

MIT là một viện đại học nghiên cứu tư thục nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, cũng như trong các ngành sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học và quản lý.

MIT sở hữu 83 giải Nobel, trong đó nổi tiếng nhất là giải Nobel Hòa bình được trao cho cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan vào năm 2001.

Đại học California (Mỹ)

Đại học California

Có trụ sở tại Oakland (San Francisco, California), Đại học California tự hào có 80 giải thưởng Nobel. Trong đó, đáng chú ý nhất là Linus Pauling, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 và là nhà hóa học có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Ông là người duy nhất được trao hai giải thưởng Nobel.

Năm 1954, ông được trao giải thưởng Nobel về hóa học "vì nghiên cứu về bản chất của liên kết hóa học và ứng dụng của nó vào việc làm sáng tỏ cấu trúc của các chất phức tạp". Năm 1962, ông được trao giải Nobel Hòa bình cho những đóng góp lớn vì hòa bình.

Đại học Oxford (Anh)

Đại học Oxford

Là trường đại học công lập được thành lập vào năm 1096, Đại học Oxford nắm giữ 58 giải Nobel cho đến nay.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp đoạt giải Nobel của Oxford là những cái tên quen thuộc như nhà văn T.S. Eliot, TS. William Golding và nhà kinh tế có ảnh hưởng Sir John R. Hicks.

Đại học Stanford (Mỹ)

Đại học Stanford

Đại học Stanford có số giải Nobel bằng với Đại học Oxford (58 giải). Trong số đó, đáng chú ý có Giáo sư Michael Levitt được trao giải Nobel Hóa học vì vai trò của ông trong việc "phát triển các mô hình đa quy mô cho các hệ thống hóa học phức tạp". Ngoài ra, vào năm 1972, cựu giáo sư Stanford Kenneth J. Arrow đã trở thành người đoạt giải Nobel trẻ nhất về Khoa học Kinh tế ở tuổi 51.

Đại học Yale (Mỹ)

Đại học Yale

Được thành lập năm 1701, Đại học Yale có 52 người đã đoạt được giải Nobel. Vào năm 2013, giáo sư Robert J. Shiller được trao giải Nobel kinh tế. Ngoài ra, James E. Rothman, giáo sư kiêm chủ nhiệm Khoa Sinh học Tế bào của Yale cũng đã được vinh danh trong hạng mục Sinh lý học hoặc Y học.

La Sorbonne (Pháp)

La Sorbonne

Gương mặt mới nhất trong bảng xếp hạng đặc biệt này là La Sorbonne (còn được gọi là Đại học Paris), một trường đại học nổi tiếng ở Paris với 51 người đoạt giải Nobel.

Nhà triết học Pháp mang tính biểu tượng Jean-Paul Sartre và nhà khoa học tiên phong Marie Curie nằm trong số những người đoạt giải.

Hiệu trưởng ĐH Cornell: Đại học phải mang đến lợi ích cho cộng đồng
Câu chuyện về trường đại học hàng đầu thế giới với khát vọng cống hiến cho cộng đồng đã thực sự thu hút hàng trăm người tham dự trong khán phòng.
Thúc đẩy hợp tác với ĐH Cambridge trong tăng trưởng xanh và KHCN
Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long ngày 13/2 đã thăm và làm việc tại Đại học Cambridge, Anh.

Nguồn bài viết : kết quả 1.nét

Top