Grabpay by Moca vs Momo: Cuộc chiến

2025-01-17 20:39:37
Bàn thanh toán tại Soya Garden Vũ Trọng Phụng có tới 4 góc có sự hiện diện của Grab: Một miếng dán quảng cáo Grabfood, một miếng dán quảng cáo Grabpay by Moca, một quảng cáo khuyến mãi giảm 30% nếu thanh toán Grabpay by Moca và một biển nhỏ cố định đặt mã QR của ứng dụng thanh toán này, che một phần biển đặt mã QR của Momo phía sau.

Quán phở trên đường Duy Tân một ngày tháng 2 tràn đầy màu xanh của Grab. Ngoài standee "tặng" Grabfood đến 100.000 đồng, các em gái trong màu áo xanh còn đến từng bàn tư vấn và hướng dẫn thực khách cài đặt ứng dụng.

Khung cảnh ấy không khác gì Grab những ngày đầu vào Việt Nam khi các nhân viên Grab đến từng quán trà đá, mang theo những món quà nhỏ là phụ kiện điện thoại để thuyết phục các bác tài gia nhập sân chơi kinh tế chia sẻ của Grab.

Theo cập nhật từ ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Grab Financial Group Việt Nam, Grabpay by Moca triển khai tính năng thanh toán tại cửa hàng từ giữa tháng 1/2019. Tính đến nay, sau hơn 2 tháng, tính năng này đã có mặt tại gần 1.500 cửa hàng ở các quận trung tâm tại TPHCM và Hà Nội.

Grabpay by Moca vs Momo: Cuộc chiến bỏng rát của hai đại gia mảng payment trên từng trận địa trà sữa, bánh mỳ, chè, ốc vỉa hè - Ảnh 1.

Số cửa hàng chấp nhận thanh toán Grabpay by Moca đã bằng phân nửa Momo - ứng dụng ví điện tử ra mắt từ năm 2014 với 10 triệu người dùng.

Cuộc đua của hai đại gia mảng thanh toán hiện thấy rõ nhất trên mảng Food.

Grabpay by Moca vs Momo: Cuộc chiến bỏng rát của hai đại gia mảng payment trên từng trận địa trà sữa, bánh mỳ, chè, ốc vỉa hè - Ảnh 2.

Phải kéo biển đặt QR Code của Momo (di động) lên phía trước mới nhìn rõ được so với biển QR Code của Grab (đặt cố định phía ngoài cùng của bàn thanh toán) tại Soya Garden Vũ Trọng Phụng.

Trong khi đó, tại một số quán bánh mì Bami Bread, sau khi điểm bán chấp nhận thanh toán qua Grabpay by Moca thì Momo tiến vào với miếng dán quảng cáo kèm QR Code "bự" hơn, kèm thêm quà tặng là vài chiếc ly uống nước Momo.

Một vài thông tin so sánh giữa hai đại gia mảng payment:

User (Người dùng)

- Grab: Phía Grab cho biết cứ 10 người Việt Nam thì có 2 người sử dụng Grab. Cũng theo đơn vị này, khoảng 35% số lượng giao dịch trên nền tảng Grab được thực hiện không dùng tiền mặt.

- Momo: 10 triệu người dùng (theo thông báo trên website chính thức của Momo).

Grabpay by Moca vs Momo: Cuộc chiến bỏng rát của hai đại gia mảng payment trên từng trận địa trà sữa, bánh mỳ, chè, ốc vỉa hè - Ảnh 3.

Đồ họa: Nguyên Bảo.

Promotion (Khuyến mãi)

- Grab: Có thể nói là Grab đang "đốt tiền" để thu hút users. Ngay từ khi ra mắt, khách hàng thanh toán qua Grabpay by Moca đã được tặng quà Grabfood lên đến 100.000 đồng. Còn hiện tại, Grab đang chạy chương trình giảm 30% cho hóa đơn thanh toán bằng Grabpay by Moca.

- Momo: Không có khuyến mãi nào cho khách hàng khi thanh toán tại các nhà hàng, quán xá.

Merchant (Đối tác)

- Grab: 1.500 cửa hàng. Grab có lợi thế hơn khi có mạng lưới đối tác từ Grabfood. Grab chính thức triển khai Grabfood từ tháng 10/2018, đến tháng 1/2019 mới ra mắt tính năng thanh toán tại cửa hàng (P2M)

- Momo: 2.921 (theo thông báo trên website chính thức của Momo). Với lợi thế users sẵn có, Momo cũng đang lấn sân dần sang mảng Food. Theo thông báo trên website của ứng dụng này, từ 14/3, khách hàng có thể đặt mua The Coffee House, Tenren, hoặc link tới quán xá bên Loship (ứng dụng đặt món trực tuyến của Lozi).

Grabpay by Moca vs Momo: Cuộc chiến bỏng rát của hai đại gia mảng payment trên từng trận địa trà sữa, bánh mỳ, chè, ốc vỉa hè - Ảnh 4.

Ảnh: Momo.

Một điểm dễ nhận thấy là phần lớn đối tác Grab và Momo nhắm tới là các quán quen của giới trẻ, từ bánh mì, phở, bún, trà sữa thậm chí tào phớ, ốc…

"Với Grab, chúng tôi không phân biệt đối tượng bình dân hay cao cấp. Cái chúng tôi quan tâm là làm sao để siêu ứng dụng của mình có thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hằng ngày. Và rõ ràng bánh mì, phở, trà sữa… là những món ăn hằng ngày cần thiết, quen thuộc của nhiều người", ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Grab Financial Group Việt Nam - cho biết.

Hạng mục thanh toán

- Grab: Di chuyển, Chuyển tiền, Grabfood, Nạp tiền điện thoại, Thanh toán tại cửa hàng…

Grabpay by Moca vs Momo: Cuộc chiến bỏng rát của hai đại gia mảng payment trên từng trận địa trà sữa, bánh mỳ, chè, ốc vỉa hè - Ảnh 5.

Các hạng mục thanh toán của Momo.

- Momo: Chuyển tiền, Nạp tiền điện thoại/thẻ game, Thanh toán tại cửa hàng, Thanh toán hóa đơn, Thanh toán cho vay tiêu dùng/Bảo hiểm…

Trong lĩnh vực Di chuyển, Momo từng hợp tác với Uber nhưng sau đó ứng dụng gọi xe tối ưu này đã rút khỏi Việt Nam. Những cái tên nổi bật trong thị trường gọi xe (không tính taxi truyền thống) có Fastgo hiện bắt tay với ví Vimo. Go-Viet và Be đều không hợp tác với ví nào.

Phía Grab cho biết đang cùng với đối tác Moca triển khai tính năng Thanh toán hóa đơn. Trong năm 2019, Grab cũng kết hợp với các đối tác tài chính giới thiệu một số dịch vụ tài chính dành riêng cho người dùng Việt Nam.

Lợi thế riêng có

- Grab: Lợi thế nhờ lượng khách hàng thực tế lớn trên hệ sinh thái "siêu ứng dụng".

- Momo: Lợi thế đi trước và kết nối với nhiều Merchant. Về lâu về dài, việc không có hệ sinh thái có thể khiến Momo bị ảnh hưởng khi Grab (và có thể sau này là Vingroup) lấn sân vào mảng payment. Tuy nhiên, tình trạng "trung lập", không thuộc một hệ sinh thái nào lại khiến Momo là cái tên được nhiều Merchant vừa và nhỏ lựa chọn.

Một ví dụ dễ thấy là trong hạng mục Di chuyển, trong khi Grab có lợi thế riêng với hệ sinh thái của mình (đi Grabcar tất thanh toán bằng Grabpay by Moca chẳng hạn), những hãng taxi truyền thống khả năng cao là sẽ lựa chọn Momo. Vinasun là một ví dụ. Hãng taxi này đã bắt tay với Momo từ cuối năm 2017 để phục vụ cho những khách hàng không thích dùng tiền mặt.

Nguồn bài viết : Thống kê giải đặc biệt theo năm

Top