NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

2024-12-21 12:35:32
Mang Trung thu đến cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai
Học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo của Quảng Nam nhận học bổng Vừ A Dính
Thầy Dũng sử dụng phần mềm Mozabook để giảng bài trên màn hình tương tác.

Thầy Hà Văn Dũng, một giáo viên dạy Địa lý đầy tâm huyết và cũng là chủ nhiệm câu lạc bộ STEM của trường chia sẻ: “Tôi từng tìm hiểu về những phần mềm dạy học mới, nhưng đành gác lại vì không có đủ thiết bị. Các em học sinh trong trường đa phần có hoàn cảnh khó khăn, nên không có điện thoại thông minh để thực hành.” Trước đây, thầy Dũng luôn ấp ủ mong muốn giúp các em tiếp cận với kiến thức và kỹ năng số nhưng điều kiện cơ sở vật chất là một trở ngại lớn.

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ khi dự án “Tăng cường năng lực số cho học sinh dân tộc thiểu số” được triển khai tại trường Phú Cường. Trường được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường.

Thầy Dũng không giấu nổi niềm vui, chia sẻ: “Khi có các trang thiết bị số hiện đại, việc dạy và học thuận lợi hơn rất nhiều. Giờ đây, chúng tôi có thể đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, và giao bài tập dưới dạng dự án để các em thuyết trình và thể hiện khả năng sáng tạo của mình.”

Không chỉ được cung cấp các trang thiết bị số hiện đại, các giáo viên như thầy Dũng còn được tập huấn sử dụng các phần mềm học tập tân tiến như Mozabook, phần mềm sử dụng hình ảnh 3D sinh động, giúp học sinh dễ dàng quan sát và tiếp cận kiến thức một cách trực quan hơn. Thầy cô cũng được hướng dẫn về cách áp dụng trí tuệ nhân tạo và xây dựng bài giảng theo phương pháp tích hợp. Với những kiến thức và kỹ năng mới này, các thầy cô tại trường Phú Cường đã tự tin hơn trong việc tạo ra những bài giảng sinh động, hấp dẫn và phù hợp với học sinh.

Em T., một học sinh của câu lạc bộ STEM, chia sẻ đầy hào hứng: “Em cảm thấy rất vui khi được tham gia những giờ học thú vị này. Em thấy việc sử dụng máy tính bảng rất mới mẻ, và em luôn hồi hộp mong chờ khi được giới thiệu với mọi người video mà em tự làm.”

T. thuyết trình trước lớp về video của mình.

Em Đ. cũng phấn khởi: “Em thấy hứng thú hơn khi được tham gia những tiết học như thế này. Em cảm thấy rất tự hào khi tự tay làm được một video.”

Đ. và các bạn luyện tập làm video trên máy tính bảng.

Nhờ sự hỗ trợ từ dự án và sự nhiệt tình của thầy Dũng, các em học sinh trường TH&THCS Phú Cường đã có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại, từng bước thu hẹp khoảng cách với các bạn ở thành phố. Những tiết học trở nên hấp dẫn hơn, các em học sinh hào hứng hơn khi được tham gia các hoạt động tương tác, chẳng hạn như dùng ứng dụng Quizzi để trả lời câu hỏi. Thầy Dũng và các học trò đang rất trông chờ những dự án STEM sắp tới, khi mà công nghệ sẽ tiếp tục mở ra những chân trời mới, giúp các em phát triển kỹ năng và khám phá tri thức.

Câu chuyện của thầy Dũng và các em học sinh ở Phú Cường là minh chứng cho sức mạnh của giáo dục số trong việc thay đổi cuộc sống và tương lai của các em nhỏ vùng cao. Bằng việc kiên trì và tâm huyết, thầy cô và học sinh nơi đây đang từng bước vượt qua khó khăn, tiến tới một tương lai sáng hơn nhờ vào sức mạnh của khoa học và công nghệ.

Dự án “Tăng cường năng lực số cho học sinh dân tộc thiểu số” nhằm hỗ trợ địa phương tạo môi trường học tập số thuận tiện, an toàn và công bằng cho trẻ em dễ bị tổn thương, từ đó các em có thể phát triển những năng lực cần thiết cho thế kỷ 21. Được tài trợ bởi ChildFund Hàn Quốc thông qua ChildFund Việt Nam, dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2023-2026.

Dự án “Tăng cường năng lực số cho học sinh dân tộc thiểu số” góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ em dân tộc thiểu số được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

Cần Thơ phấn đấu đến 2030 không còn hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những mục tiêu được Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) thành phố Cần Thơ lần thứ IV năm 2024 đề ra nhằm thực hiện công tác, chính sách dân tộc giai đoạn 2024 -2029 trên địa bàn thành phố.

Công an tỉnh Đắk Lắk bàn giao 1.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số

Sau hơn 05 tháng triển khai Đề án 766 của UBND tỉnh Đắk Lắk, Công an tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thiện xây dựng 1.200 căn nhà và bàn giao cho người dân sử dụng, trong đó có 1.098 hộ nghèo, 35 hộ gia đình chính sách, 67 hộ dân tộc thiểu số.
Top