NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Bí quyết chống tin giả mùa dịch COVID-19 từ Bộ Công an

2024-12-21 13:08:59
Đã hơn 60 giờ không có ca nhiễm COVID-19 mới
TP.HCM: Công khai đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn

Thời gian qua, đã có không ít đối tượng phát tán thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch COVID-19 cũng như công tác điều hành, chỉ đạo của các cơ quan chức năng, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận.

Vì thế, theo Bộ Công an, người dân khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo. Bộ cũng khuyến cao một số cách tránh tin giả về mùa dịch COVID-19:

Thứ nhất, cần kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào. Nếu thông tin đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra.

Thứ hai, kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin.Thông thường, nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam là ".vn".

Đối với các trang mạng chính thống của cơ quan tổ chức Nhà nước, tất cả đều có tên miền quốc gia ".vn" và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang.

Bộ Công an khuyến cáo người dân đề phòng, tránh tin giả về dịch COVID-19 (Ảnh minh hoạ)

Trong khi đó, các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh). Người dân nên quan sát và phân biệt rõ các trang mạng xã hội chính thống và các trang giả mạo.

Thứ ba, kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm xác định thông tin thật hay giả. Tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện.

Đồng thời, người dân có thể tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực.

Thứ tư, lựa chọn thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã hội nên tiếp cận các luồng thông tin chính thống. Không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp luật hoặc thông tin mà chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chính xác của thông tin.

Nếu phát hiện các hoạt động nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, người dân cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý. Đẩy mạnh thông tin tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống, đấu tranh, phê phán lên án hành vi sai trái vi phạm trên mạng xã hội.

COVID-19: Hà Nội xác định nhóm đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ

Thực hiện Nghị quyết 42 của chính phủ, thành phố Hà Nội đang chủ động rà soát, khoanh vùng các đối tượng bị ảnh hưởng ...

Đã hơn 60 giờ không có ca nhiễm COVID-19 mới

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tính đến 18h ngày 18/4, đã 60 tiếng đồng hồ Việt Nam không ghi nhận ...

Xử lý nghiêm hành vi trốn cách ly, khai báo y tế gian dối, đưa tin giả về dịch Covid-19

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý vi ...

Top