Quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ |
Lộ trình, lịch trình các tuyến xe buýt tại Quảng Ngãi. Mới nhất, chi tiết nhất năm 2024 |
Một năm người Co có 3 ngày Tết lớn, đầu tiên là Tết Độc lập vào dịp Quốc khánh, đến tháng 10 Âm lịch kết thúc mùa lúa là Tết Ngã rạ và Tết Nguyên Đán đầu năm mới.
Cứ vào cuối tháng 10 Âm lịch hằng năm, người Co ở thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn lại tất bật chuẩn bị cho Tết Ngã rạ. Gọi là “Tết Ngã rạ” vì sau khi thu hoạch lúa xong thì rạ ngoài đồng đã ngã xuống, tức là ăn kết hay lễ lúa lên chòi. Tết Ngã rạ tổng kết một mùa lúa, tạ ơn thần linh và là dịp để mọi người trong làng gặp gỡ, vui chơi sau những tháng ngày lao động vất vả.
Đồng bào Cor ở Thọ An vui Tết Ngã rạ. Ảnh: Báo Văn hóa. |
Cũng như đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi Quảng Ngãi, người Co ở xã Bình An sống lâu đời trên vùng cao, định cư vùng núi non hiểm trở, không có điều kiện trồng lúa nước, nên kinh tế truyền thống chủ yếu là trồng lúa rẫy. Hạt lúa, hạt nếp trồng trên đất rẫy lắm gian nan, do vậy, mỗi mùa lúa rẫy bội thu, người Co luôn biết ơn Thần lúa đã cho cái rẫy mình nhiều hạt.
Những ngày này, người dân đã treo giỏ, cất cuốc nghỉ việc đồng áng, nhà nào cũng cũng dọn dẹp nhà cửa, chỉnh trang lại bàn thờ. Việc nhà đã xong, người dân lại tụ họp về nhà sàn để cắm cờ đỏ sao vàng khắp các ngả đường, những người phụ nữ, đàn ông cùng nhau chuẩn bị bánh lá đót, rượu đoát, lá chuối rừng, lá trầu, thịt heo, gà…
Thi đi cà kheo trong Ngày Tết Ngã rạ. Ảnh: Báo Dân tộc. |
Mâm lễ cúng tết Ngã rạ gồm trầu cau, heo, gà, hoa, quả, sáp ong, bánh lá đót… Riêng bánh phải thật nhiều, để thể hiện sự no ấm. Ngoài các lễ vật trên, còn có rượu cần được làm từ lúa nếp và lá cây của đồng bào nơi đây. Trước ngày tổ chức Tết Ngã rạ, mọi người tập trung gói bánh lá đót, bánh la-tốp, ngâm nếp dồn vào ống nứa, làm bánh lá rông... Các loại bánh được nấu, nướng xuyên đêm để sẵn sàng cho lễ cúng.
Ngoài những vật nuôi có sẵn như heo, gà, vịt, người dân còn đi rẫy săn bắt các loài vật khác, đặc biệt là những loại chuyên phá hoại cây lúa, phá hoại mùa màng để dâng lên thần lúa. Sau lễ cúng, người dân bắt đầu các trò chơi dân gian như: thi giã gạo, thi gói bánh, đi cà kheo...
Bí thư Huyện ủy Bình Sơn Võ Văn Đồng trao quà cho hộ có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Thọ An. Ảnh: Báo Văn hóa. |
Đến vui Tết Ngã rạ, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn Võ Văn Đồng đã chúc mừng bà con đồng bào Cor có một năm bình an và thắng lợi. Tết Ngã Rạ của đồng bào Cor là dịp để bà con truyền cho nhau ngọn lửa, thắt chặt thêm tình đoàn kết để cùng gìn giữ những nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
“Mong muốn thời gian tới, đồng bào Cor ở thôn tiếp tục kế thừa học tập quan điểm tư tưởng của Bác Hồ về văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chịu khó trong học tập, sản xuất để cùng nhau phát triển kinh tế nâng cao đời sống. Tiếp tục phát huy giữ gìn sự đoàn kết thống nhất, để cây dựng quê hương Bình An phát triển và về đích nông thôn mới”, ông Đồng bày tỏ.
Năm nay, Lễ cúng theo phong tục truyền thống được thực hiện từ đêm 25-10 Âm lịch đến sáng 26-10 âm lịch (tức ngày 7 và ngày 8-12).
Quảng Ngãi: Tăng cường bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và biên giới quốc gia Không gian mạng mang lại nhiều giá trị tích cực cho sự phát triển của xã hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối đe dọa, trở mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. |
Thanh niên ba tỉnh Chăm Pa Sắc, Khăm Muộn và Quảng Ngãi chia sẻ kinh nghiệm công tác Đoàn Từ ngày 26 - 27/9, đoàn công tác Tỉnh đoàn Chăm Pa Sắc và Tỉnh đoàn Khăm Muộn (Lào) gồm 30 thành viên do đồng chí Khamdeang Divixay, Quyền Bí thư Tỉnh đoàn Chăm Pa Sắc và đồng chí Sải Khăm Phaxay Xit Thi Đệt, Bí thư Tỉnh đoàn Khăm Muộn làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi. |