Tin tức thế giới hôm nay (12/7): Tổng thống Trump lần đầu tiên đeo khẩu trang trước công chúng

2025-01-17 20:38:24
Tin tức thế giới hôm nay (11/7): Báo Trung Quốc cảnh báo Mỹ - Đài Loan đừng đùa với lửa
Thế giới hôm nay: Mỹ trừng phạt 4 quan chức Trung Quốc, gồm Ủy viên Bộ Chính trị
Tin tức thế giới hôm nay (9/7): Trung Quốc sử dụng máy xúc chân nhện để xây đường gần biên giới Ấn - Trung

Tin tức thời sự thế giới, tin quốc tế 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 12/7

Ông Trump lần đầu đeo khẩu trang công khai

Tổng thống Donald Trump đeo khẩu trang trước đám đông lần đầu tiên hôm 11/7, cho thấy cuối cùng ông cũng chịu áp lực lớn trong việc tạo dựng hình ảnh gương mẫu cho sức khỏe cộng đồng trong lúc tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng tại Mỹ.

Tổng thống Mỹ DOnald Trump đeo khẩu trang.

Ông Trump đeo khẩu trang đen khi đến thăm các binh sĩ bị thương tại Trung tâm y tế quân sự quốc gia Walter Reed. Ông đi qua các phóng viên mà không trả lời các câu hỏi về sự thay đổi hành vi đột ngột của mình, trước đây ông từng phản bác lại các chuyên gia y tế về việc đeo khẩu trang.

“Tôi nghĩ rằng đeo khẩu trang là điều tuyệt vời. Tôi chưa bao giờ chống lại việc đeo khẩu trang, nhưng tôi tin rằng chúng ta cần dùng nó ở địa điểm và thời gian nhất định”, ông Trump nói khi rời Nhà Trắng cho chuyến thăm.

Theo CNN, việc ông Trump đeo khẩu trang là do các trợ lý liên tục "nài nỉ" tổng thống làm gương cho những người ủng hộ ông.

Khẩu trang đã trở thành một vấn đề chính trị gây tranh cãi ở Mỹ. Một số người Mỹ lập luận yêu cầu đeo khẩu trang xâm phạm quyền tự do của họ. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã kêu gọi mọi người nên đeo "khăn che mặt khi phải ra nơi công cộng".

Tỉnh Giang Tây nâng mức cảnh báo lũ cao nhất

Tỉnh Giang Tây ở phía Nam Trung Quốc đã ban hành mức cảnh báo lũ cao nhất hôm 11/7, dự báo một trận lụt lớn sẽ đổ về từ một con sông gia nhập sông Trường Giang khi mưa lớn tiếp tục hoành hành.

Đập Tam Hiệp xả lũ trên sông Dương Tử, ngày 29-6 - Ảnh: AFP

Theo đó, chính quyền địa phương đã nâng mức ứng phó kiểm soát lỹ từ cấp II lên cấp I, mức cao nhất trong thang đo 4 cấp của Trung Quốc, ra hiệu về các thảm họa như vỡ đập hay lũ lụt cùng lúc xảy ra trên nhiều con sông.

Với tình hình mưa không ngớt, nhiều thành phố dọc sông Trường Giang phải ban hành cảnh báo lũ ở mức cao nhất với một số đoạn sông đang có nguy cơ vỡ đê.

Chính quyền tỉnh Giang Tây dự kiến lũ lụt sẽ diễn ra tại vùng trên hồ Hồ Bá Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc và đổ về sông Trường Giang đoạn gần thành phố Cửu Giang.

Mực nước hồ tăng lên với tốc độ chưa từng có và đã lên tới 22,65 mét vào 9h tối 11/7 (giờ địa phương), cao kỷ lục kể từ năm 1998 và vượt hẳn so với mức cảnh báo ở 19,5 mét.

Giới chức huyện Giang Châu, một hòn đảo biệt lập trên sông Dương Tử, đã kêu gọi mọi người từ 18 tuổi đến 60 tuổi trở về giúp chống lũ, với lý do thiếu nhân sự để củng cố các con đập.

Những trận mưa lớn tiếp tục đổ xuống khắp các vùng rộng lớn của Trung Quốc. Một số thành phố dọc theo sông Dương Tử đã thông báo nâng cảnh báo lũ lên mức cao nhất khi mưa gây ra lở đất và làm ngập đất nông nghiệp.

Ấn Độ đàm phán thỏa thuận thương mại với EU, Anh

Ấn Độ bắt đầu đàm phán thương mại với Liên minh Châu Âu (EU) và mở đối thoại với Anh về hiệp định thương mại tự do, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ thông báo khi nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á đang tìm kiếm các thị trường mới để xuất khẩu.

Bộ trưởng Piyush Goyal nói rằng Ấn Độ sẵn sàng tham gia vào một hiệp định thương mại ưu tiên với Vương quốc Anh và đang trong quá trình đối thoại với ủy ban thương mại của EU để hướng đến mục tiêu cuối cùng là một hiệp định thương mại tự do.

Ông cũng cho biết đang đối thoại với ủy ban thương mại Châu Âu về một hiệp định có thể dẫn đến một thỏa thuận thương mại ưu tiên.

“Chúng tôi đang đàm phán với EU và đối thoại với ủy ban thương mại EU. Tôi đnag tìm kiếm một thỏa thuận có kết quả sớm. Mở đường cho các cuộc thảo luận về nhiều chủ đề. Điều này phụ thuộc vào Anh hay EU, ai sẽ là người nhanh tay nắm bắt trước”, ông Goyal cho biết.

Các cuộc đàm phán về hiệp định tự do thương mại kéo dài 6 năm giữa Ấn Độ và EU bị đình chỉ năm 2013. Ấn Độ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cuối năm ngoái do lo ngại Trung Quốc có thể tiếp cận nhiều thị trường của nước này và muốn tìm kiếm những phương án mới để thúc đẩy xuất khẩu.

Ấn Độ cũng gia tăng các rào cản thương mại để chặn hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và thay thế chúng bằng hàng hóa sản xuất trong nước để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

“Ngoài các ngành dược phẩm, chúng tôi có hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, da, đồ nội thất, máy móc công nghiệp, đồ chơi là những lĩnh vực mà Ấn Độ có thể tham gia với Vương quốc Anh và EU với giá cả cạnh tranh”, ông Goya nói.

Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ phần lớn được thúc đẩy bởi tiêu dùng địa phương. Trong sáu năm qua, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi, đã cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các chương trình khác nhau như của Make Make ở Ấn Độ, nhưng với thành công vẫn còn hạn chế.

Tin tức thế giới hôm nay (11/7): Báo Trung Quốc cảnh báo Mỹ - Đài Loan đừng đùa với lửa

Tin tức thế giới 24h mới nhất, thời sự quốc tế nóng nhất hôm nay (11/7): Báo Trung Quốc cảnh báo Mỹ – Đài Loan ...

Tin tức thế giới hôm nay (8/7): Mỹ điều tra cáo buộc TikTok vi phạm quyền riêng tư trẻ em

Tin tức thế giới 24h mới nhất, thời sự quốc tế nóng nhất hôm nay (8/7): Mỹ điều tra cáo buộc TikTok xâm phạm đời ...

Tin tức thế giới hôm nay (7/7): Trung Quốc rút quân khỏi biên giới Ấn Độ, điều chiến hạm đeo bám tàu sân bay Mỹ

Tin tức thế giới 24h mới nhất, thời sự quốc tế nóng nhất hôm nay (7/7): Du học sinh Mỹ có thể bị trục xuất ...

Nguồn bài viết : VR Xổ Số

Top