NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Gặp mặt cựu sinh viên và đoàn công tác Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga

2024-12-20 18:51:58
Việt Nam – Liên bang Nga hợp tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên
Phát động cuộc thi tài năng thể hiện thơ, văn A. X. Puskin dành cho học sinh, sinh viên
Hiệu trưởng Đại học Tài chính (giữa) và các thế hệ cựu sinh viên. Ảnh: Phạm Linh

Tham dự buổi gặp mặt có ông Stanislav Prokofiev, Hiệu trưởng Đại học Tài chính; bà Ekaterina Kameneva, Phó Hiệu trưởng phụ trách Công tác Học thuật và Phương pháp, bà Tô Thị Tuyết Khanh, đại diện Học viện Ngân hàng Việt Nam tại Nga; ông Hồ Tế, Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam; ông Nguyễn Công Nghiệp, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính, cùng hơn 50 cựu sinh viên.

Sự kiện còn có sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga.

Hiệu trưởng Đại học Tài chính bày tỏ niềm tự hào khi nhiều cựu sinh viên của trường đã và đang giữ nhiều cương vị quan trọng trong hệ thống cơ quan Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Ông Stanislav Prokofiev đã giới thiệu khái quát về tình hình phát triển của trường. Vào tháng 3/2024, Đại học Tài chính kỷ niệm 105 năm thành lập. Hiện nay, trường nằm trong nhóm 5 trường đại học thực thuộc Chính phủ Nga và là cơ sở giáo dục hàng đầu của nước này trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng. Bên cạnh các chuyên ngành đào tạo truyền thống, trường còn đào tạo các ngành khoa học xã hội, chính trị học, du lịch, công nghệ thông tin.

Hiện nay, 160 sinh viên Việt Nam đang theo học tại ngôi trường này. Ngày Việt Nam tại Đại học Tài chính được sinh viên Việt Nam tổ chức hằng năm đã trở thành ngày hội giao lưu văn hoá, thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sinh viên Nga và quốc tế đang theo học tại trường.

Theo ông Stanislav Prokofiev, nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt tại Nga ngày càng tăng cao. Do đó, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Việt Nam, Đại học Tài chính dự kiến ký kết thoả thuận hợp tác với các trường đại học Việt Nam. Trên cơ sở các thoả thuận, sinh viên Đại học Tài chính sẽ tới học tập dài hạn hoặc thực tập tại Việt Nam.

Lãnh đạo trường đề nghị cựu sinh viên làm cầu nối, kết nối nhà trường với đối tác Việt Nam, đồng thời hỗ trợ sinh viên Nga trong thời gian học tập tại Việt Nam.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Hồ Tế. Ảnh: Phạm Linh

Ông Hồ Tế, Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, là một trong những sinh viên Việt Nam đầu tiên học tập tại Đại học Tài chính. Ông chia sẻ: “Cựu sinh viên tốt nghiệp Đại học Tài chính đã trở thành những người tạo dựng nền móng cơ bản cho sự phát triển ngành tài chính, ngân hàng tại Việt Nam”.

Ông Hồ Tế khẳng định, sau khi tốt nghiệp, các cựu sinh viên đã vận dụng được những kiến thức đã được học tại trường để đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí ấm áp, các đại biểu đã cùng thưởng thức điệu múa truyền thống Việt Nam và các bài hát Nga gắn bó với bao thế hệ Việt Nam như “Triệu đoá hồng”, “Cachiusa”, “Chiều Moscow”.

Đại học Tổng hợp Tài chính thành lập năm 1919. Kể từ năm 1953, Đại học Tổng hợp Tài chính đã đào tạo chuyên viên kinh tế và tài chính, ngân hàng cho Việt Nam. Đặc biệt, trong số các cựu sinh viên Việt Nam đã tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Tài chính có hai người đã làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, hai Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Tháng 10/2005, Bộ Tài chính Việt Nam đã trao tặng cho Đại học Tài chính (khi đó là Học viện tài chính) Huân chương Hữu nghị vì sự đóng góp trong sự nghiệp đào tạo các cán bộ cho ngành tài chính và ngân hàng của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ngày cuối tuần tháng Ba, thủ đô Hà Nội có mưa nhỏ, trời se lạnh. Căn bếp nhỏ của Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại phố Kim Mã tràn ngập sự ấm áp. Tại đây, chị Anna Voznesenskaya, bếp trưởng nhà hàng Nga “Ushanka”, đang hướng dẫn các bà, các mẹ và bạn trẻ Việt Nam nấu món súp củ cải đỏ (Borscht) đặc trưng của “xứ sở Bạch Dương”.
Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội
Mỗi năm, vào dịp cuối tháng hai, đầu tháng ba, Lễ hội Tiễn mùa đông (Maslenitsa) lại được tổ chức trên khắp mọi miền nước Nga Trong dịp này, người dân Nga rộn ràng tiễn biệt mùa đông lạnh lẽo, cũng là để chào đón, hy vọng một mùa xuân mới tràn đầy sức sống sớm quay trở lại. Năm nay, lễ hội này đã được tổ chức tại nhiều cơ sở giáo dục tại Việt Nam.

Top