NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Bác sĩ Mỹ và hành trình chữa bệnh bằng yêu thương

2024-12-20 20:00:04
Bác sĩ Việt Nam can thiệp tim phức tạp truyền hình trực tiếp tới Singapore
Tết cổ truyền tạo sự gắn kết với các chuyên gia, bác sỹ đến từ Cuba
Bức tượng đồng bà Virginia Mary Lockett được bệnh viện Y học Cổ truyền Đà Nẵng lên ý tưởng và nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện (Ảnh: Bệnh viện Y học Cổ truyền Đà Nẵng).

Năm 1995, bà Virginia lần đầu tiên sang Việt Nam. Bà kể: thông dịch viên cho bà thời điểm ấy khi biết bà là bác sĩ đã mời bà về nhà thăm khám trường hợp của bố anh bị tai biến nằm liệt giường. Nhưng sau quá trình thăm khám, bà nhận thấy khó có cơ hội phục hồi cho người bố do thiếu những can thiệp ban đầu của y tế. Khi được con bế lên xe lăn, người bố không kìm lại được đã bất khóc. Tiếng khóc ấy ám ảnh bà suốt những năm về sau và thôi thúc bà phải lên đường giúp đỡ những người đang vẫy vùng trong tuyệt vọng.

Năm 2005, khi biết tin HVO - một tổ chức phi chính phủ của Mỹ tìm kiếm chuyên gia vật lý trị liệu sang Việt Nam, bà đăng ký đi và điểm đến là thành phố Đà Nẵng. Bà tình nguyện làm việc trong một số cơ sở y tế với công việc chính là tập vật lý trị liệu cho các bệnh nhân sau tai nạn, tai biến. Tuy nhiên để hòa nhịp được với cuộc sống ở Việt Nam, giúp đỡ được thêm cho nhiều người bệnh, bà đánh liều bàn với chồng bán nhà sang Việt Nam sống. Thật bất ngờ vì ông gật đầu.

Năm 2006, cùng với số tiền bán nhà trong tay, hai vợ chồng đáp chuyến bay đến Đà Nẵng. Thời gian đầu, bà làm việc trong một số bệnh viện, tập trung vào hai nhóm bệnh nhân chính là chấn thương sọ não và tai biến mạch máu não. Đến năm 2010, bà quyết định “đầu quân” vào Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng. Tại đây, bà trực tiếp khám, điều trị cho người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân đột quỵ và chấn thương sọ não, bệnh nhi chậm phát triển vận động, điều trị giảm đau cho các bệnh lý cơ - xương - khớp….

Bác sĩ Nguyễn Văn Ánh - Giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền Đà Nẵng cho biết: Sự hỗ trợ của bà đã góp phần giúp đơn vị Phục hồi chức năng phát triển mạnh mẽ hơn, chia làm các mảng điều trị rõ ràng như: Vận động trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Điện trị liệu... Đặc biệt, từ thời điểm ban đầu dưới 10 lượt (năm 2008), nay đã đạt hơn 500 lượt điều trị/ngày, nếu tính cả Điện trị liệu thì số lượt điều trị là khoảng 1000 lượt/ngày.

Bác sĩ Virginia Mary Lockett luôn coi bệnh nhân như người nhà, hết lòng luyện tập để họ sớm phục hồi

(Ảnh: Bệnh viện Y học Cổ truyền Đà Nẵng).

Hành trình chữa bệnh của bà không chỉ mang lại sự cải thiện về sức khỏe mà còn để lại những dấu ấn về tình yêu thương và sự tận tâm trong lòng những người bệnh cũng như đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện. "Dùng tình yêu thương để cảm nhận người bệnh, sau đó mới sử dụng biện pháp tâm lý kết hợp với biện pháp điều trị", đó là cách để bà chia sẻ và đồng hành cùng người bệnh vượt qua những khó khăn, trở ngại, đau đơn của bệnh tật.

Nhiều lần bệnh viện ngỏ ý hỗ trợ cho bà chi phí để bà trang trải cuộc sống nơi đất khách quê người, nhưng bà một mực không nhận. Niềm vui của bà là được thấy người bệnh an tâm điều trị, không lo gánh nặng chi phí. “Đây là môi trường làm việc tốt nhất đối với tôi rồi, nên tôi gắn bó. Ở đây tôi có thể hoà hợp được với mọi người. Mỗi ngày còn ở đây, tôi sẽ còn đến với bệnh viện, với các bệnh nhân. Chỉ khi nào không còn sức nữa tôi mới ngừng nghỉ”, bà trải lòng.

Ở tuổi 71, bà vẫn hàng Virginia Mary Lockett vẫn hàng ngày trực tiếp trị liệu, tạo không khí vui vẻ cho những người bệnh ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Đà Nẵng. Bà trở thành biểu tượng cho sự hòa nhập giữa y học hiện đại và truyền thống. Sự hiện diện của bà tại Việt Nam không chỉ làm phong phú thêm nguồn lực y tế mà còn là nguồn động viên lớn lao cho những người đang chiến đấu vì sức khỏe cộng đồng.

Nguồn video: Truyền hình Quốc hội

“Steady Footstep nghĩa là bước chân vững vàng. Tôi muốn những người bệnh đầu tiên phải đi được, và sâu xa hơn là mong mỏi tất cả bệnh nhân chiến thắng bệnh tật để vững vàng hơn trong cuôc sống”, bà Virginia nói về ý nghĩa tên gọi của tổ chức phi chính phủ do hai vợ chồng bà sáng lập.

Steady Footseps hoạt động tại Việt Nam từ năm 2007, hỗ trợ các bệnh viện công lập tại thành phố Đà Nẵng nâng cao chất lượng về phục hồi chức năng.

Trong 17 năm qua, bà Virginia Mary Lockett - Chủ tịch kiêm người đại diện của của tổ chức tại Việt Nam, đồng thời cũng là chuyên gia vật lý trị liệu - phục hồi chức năng đã cùng cộng sự trực tiếp tham gia thăm khám và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân bị di chứng tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não... đến từ nhiều tỉnh thành ở khu vực miền Trung Việt Nam.

Trong quá trình làm việc, Steady Footsteps đã trao tặng một số dụng cụ mới như xe lăn, giày sandal, nẹp chân, đai, gậy, khung tập đi... cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, bà Virginia Mary Lockett còn hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, tăng cường năng lực chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên của bệnh viện trong lĩnh vực phục hồi chức năng.

Trong năm 2023 đã có 1.149 bệnh nhân và hơn 20 cán bộ y tế được hưởng lợi các hoạt động của Steady Footseps.

Em bé người Lào được bác sĩ Việt Nam điều trị thành công căn bệnh hiểm nghèo

Mắc bệnh tim bẩm sinh, em bé Nát Sa (2 tuổi) đã được bố mẹ đưa sang Việt Nam chữa trị. Tại đây, Nát Sa và gia đình đã được các bác sĩ Việt Nam thăm khám, điều trị, động viên, giúp đỡ. Nát Sa đã được phẫu thuật tim và sức khỏe dần bình phục.

Cuba sẽ hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh triển khai mô hình bác sĩ gia đình

Ngày 5/1, tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế thành phố đã tổ chức hội thảo “Tìm hiểu mô hình bác sĩ gia đình của nước Cộng hòa Cuba”. Hội thảo nhằm học hỏi mô hình y tế đang rất thành công ở Cuba, từ đó thành phố có những thay đổi sáng tạo, phù hợp với hình hình thực tế của hệ thống y tế cơ sở hiện có.
Top