"Một thế giới kết nối": Các nhà ngoại giao kể chuyện "đi sứ" Việt Nam Trên sóng truyền hình, các Đại sứ sẽ kể những kỷ niệm về quá trình công tác tại Việt Nam đồng thời gửi gắm những thông điệp quan trọng về thế giới năm 2023. |
50 năm Hiệp định Paris: Thắng lợi của phong trào thế giới đoàn kết ủng hộ Việt Nam Việc ký kết Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị, ngoại giao của nhân dân Việt Nam. Đồng thời là thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam. Đây là phát biểu của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2023) do Bộ Ngoại giao tổ chức vào ngày 17/1 tại Hà Nội. |
Nhà báo Wilfred Burchett (1911 - 1983) sinh ra và lớn lên tại thị trấn Ballarat cách thành phố Melbourne, Australia hơn 100km. Bắt đầu nghề báo từ rất sớm, ông trở thành một trong những phóng viên chiến tranh nổi tiếng, dùng ngòi bút để ủng hộ những cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức.
Bước chân của ông đã đi hầu hết khắp các châu lục Á, Âu, Phi, Australia. Và những dòng tin nóng hổi, những ký sự đầy ắp các sự kiện giàu ý nghĩa từ các trận tuyến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Dương, Triều Tiên,... do ông gửi về được thế giới quan tâm.
Riêng với nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước Đông Dương, Burchett đã dành không ít sức lực, tâm huyết đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Nhà báo Wilfred Graham Burchett nhà báo phương Tây đầu tiên sống cùng bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam (Nguồn: The Australian). |
Phóng viên phương Tây hiếm hoi từng sống cùng với bộ đội Việt Nam
Wilfred Burchett khi viết về chiến tranh Việt Nam, đã làm được những điều mà hiếm người làm được. Đó là gặp phỏng vấn được những nhân vật như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Thọ... Hay viết về những vùng núi hẻo lánh ở Thượng Lào, về khu vực sông Mekong, về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam...
Theo dõi và phản ánh trung thực Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, năm 1954, ông đã vui bước hành quân cùng quân ta vào tiếp quản thủ đô Hà Nội. Đầu năm 1955, Burchett và gia đình đã chuyển từ Bắc Kinh (Trung Quốc) tới sinh sống ở Hà Nội. Ông đã đi nhiều nơi, từ vùng núi cao, miền biển cho tới vĩ tuyến 17 để đưa tin, viết các phóng sự về giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.
Ông và số ít nhà báo quốc tế khác bất chấp bom đạn huỷ diệt của Đế quốc Mỹ, đã trèo đèo, lội suối, vượt Trường Sơn và đi nhiều chiến trường ác liệt ở Nam Bộ, đi xuyên địa đạo Củ Chi sâu dưới lòng đất, để viết về cuộc chiến đấu sinh tử của dân tộc Việt Nam giành độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn cho đất nước. Ở tuổi ngoại ngũ tuần, ông vẫn xông pha trên chiến trường miền Nam Việt Nam, vào khu địa đạo Củ Chi, mặc quần áo bà ba đen, vác ba lô, lội nước, đội mũ rơm.
Từ những tháng ngày lăn lộn ấy, ông cho ra đời cuốn sách "Việt Nam: Câu chuyện bên trong của cuộc chiến tranh du kích", gây tiếng vang trong dư luận phương Tây. Nhà xuất bản Gallimard, Paris (1965) trân trọng giới thiệu trên bìa sách: "Vào thời điểm nguy hại của chiến tranh leo thang Mỹ, đây là cái chìa khóa để hiểu rõ những gì đang diễn ra ở Việt Nam". Tác giả kết thúc cuốn sách dày với nhiều tấm ảnh tư liệu quý bằng lời khẳng định: "Trừ phi Mỹ dùng đến bom khinh khí hủy diệt hết tất cả người Việt Nam, và cùng với họ diệt luôn nhiều người khác thuộc các nước láng giềng, người Mỹ chẳng bao giờ có thể áp đặt nổi một giải pháp quân sự lên vấn đề miền Nam Việt Nam".
Phía Hoa Kỳ cũng đã từng mời ông làm trung gian đàm phán giữa chính quyền Nixon và Hà Nội trong thời gian hội nghị Paris nhằm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Cụ thể Henry Kissinger, ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Richard Nixon, đã mời gặp riêng Burchett ở Washington để thăm dò ý kiến của ông cho việc đàm phán ở hội nghị Paris.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông đã đến Hà Nội chứng kiến cảnh người dân đón Tết trong không khí hòa bình mùa Xuân năm 1973. Và hai năm sau, vào mùa hè năm 1975, ông đã dành hai tháng đi khắp mọi miền để được nhìn thấy nước Việt Nam mới, một Việt Nam hòa bình và thống nhất.
Bằng ngòi bút sắc bén của mình, Wilfred Burchett đã viết 8 cuốn sách về Việt Nam trong số 35 cuốn sách ông viết vào các năm 1950-1960. Các tác phẩm tiêu biểu như: "Phía Bắc vĩ tuyến 17", "Ngược dòng sông Mê Kông", "Cuộc chiến tranh không tuyên bố", "Việt Nam sẽ chiến thắng - Vietnam will win"... được dịch ra 30 thứ tiếng và được đọc ở khắp nơi trên thế giới. Những cuốn sách, những bài báo và phim tài liệu của ông về Việt Nam đều được đọc và được xem trên khắp thế giới và có ảnh hưởng rất lớn trong việc thay đổi chính kiến của nhiều người, làm nên phong trào phản chiến trong chiến tranh Việt Nam. |
Người bạn lớn của Hồ Chủ tịch
Wilfred Burchett gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên là hồi tháng 3/1954 tại Việt Bắc, khi chiến dịch Điện Biên Phủ đang diễn ra. Ông kể lại trong bài viết: “Ho Chi Minh an Appreciation”: “Người khiến chúng tôi rất thoải mái khi trao đổi bằng tiếng Anh và tiếng Pháp trôi chảy, thậm chí còn nói vài từ tiếng Italy với người đồng nghiệp Italy đi cùng tôi. Chúng tôi hỏi Hồ Chủ tịch vì sao trên đài lại đưa tin ầm ĩ về Điện Biên Phủ như vậy. Thực sự điều gì đang diễn ra? Đây là Điện Biên Phủ, Người nói và lật ngửa chiếc mũ che nắng của mình lên trên bàn. Đây là những rặng núi, những ngón tay mảnh dẻ và dẻo dai trỏ vào rìa chiếc mũ. Và đó là nơi chúng tôi đang có mặt. Còn ở đây, nắm tay Người chọc xuống đáy mũ, là thung lũng Điên Biên Phủ. Người Pháp đang ở đó. Họ sẽ không thể ra. Việc này sẽ mất nhiều thời gian, nhưng họ sẽ không thể ra, Người nhắc lại. Và đó là trận chiến Điện Biên Phủ trong một chiếc mũ”.
Nhà báo Wilfred Graham Burchett trong một lần phỏng vấn Bác Hồ (Nguồn: The Australian). |
Nhà báo Wilfred Burchett từng nhận xét về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cảm giác đầu tiên của tôi là sự thân mật, ấm áp và giản dị. Hồ Chủ tịch có khả năng khiến người ta cảm thấy nhẹ nhõm ngay từ khoảnh khắc đầu tiên và trình bày những vấn đề phức tạp nhất chỉ trong vài từ và cử chỉ rõ ràng. Trong những cuộc gặp gỡ tiếp theo với nhân cách vĩ đại này, sự ấm áp, giản dị, cách thể hiện rõ ràng xuất phát từ trí tuệ mẫn tiệp và sự thấu hiểu trọn vẹn chủ đề khiến ta có ấn tượng vô cùng sâu sắc. Bất cứ ai được Hồ Chí Minh tiếp đều bình luận về những phẩm chất ấy, và cao hơn hết là cảm giác của họ ngay lập tức như người trong nhà của Chủ tịch”.
Những năm sau này, mỗi lần đến Hà Nội, Burchett đều đến thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông kể: “Chúng tôi cùng ăn sáng và trò chuyện. Người hỏi thăm tôi về gia đình, con cái. Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự giản dị. Không bao giờ tôi gặp Người ở trong một văn phòng… Khi Người qua đời, đó là một mất mát lớn đối với cá nhân tôi”.
Khi được hỏi ai là người gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với ông trong suốt sự nghiệp làm báo của mình, ông từng nói: “Hồ Chí Minh - một con người cực kỳ minh triết, giản dị, khiêm nhường, một người theo chủ nghĩa quốc tế chân chính”.
Năm 1983, Nhà nước Việt Nam đã trao tặng nhà báo Wilfred Burchett Huân chương kháng chiến hạng Nhất vì những cống hiến xuất sắc cho cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. |
Việt Nam - Belarus thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực báo chí Chiều 5/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Việt Nam và Tổ chức xã hội Hội Nhà báo Belarus đã ký kết bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực báo chí nhằm tăng cường giao lưu, mở rộng các kênh thông tin truyền thông và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhà báo hai nước. |
Nhà báo, nhà hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam Victor Navasky qua đời Ngày 25/1, truyền thông Mỹ đưa tin nhà báo, nhà hoạt động nổi tiếng người Mỹ Victor Navasky đã qua đời tại thành phố New York ở tuổi 90. |