"Vườn rau sạch cho bé" giúp cải thiện bữa ăn cho học sinh biên giới Huổi Luông |
Cách cải thiện hệ tiêu hóa bằng nước uống hằng ngày ít ai ngờ tới |
Từ bữa ăn thêm dinh dưỡng tới cuộc sống được cải thiện
Sau nhiều năm chỉ trồng các loại rau ăn lá để sử dụng trong gia đình và kiếm thêm thu nhập, gần đây chị Lường Thị Oai (xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, Lai Châu) đã trồng thêm các loại quả như cà chua, dưa chuột, mướp nhật, bí trong vườn nhà mình. Dù biết việc chỉ trồng rau không thì khó bán, chị Oai cho rằng sau khi tham gia dự án “Tăng cường an ninh lương thực và cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số (EFSEM)” chị mới quyết tâm đa dạng hóa các loại cây trồng nhờ có thêm kiến thức và sự tự tin.
Chị Lường Thị Oai bên vườn rau nhà mình. |
Với sự cần cù, chịu khó của chị Oai, vườn rau nay đã cung cấp một nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Tiền bán rau không những chi trả được cho thức ăn hàng ngày mà còn đang giúp cuộc sống gia đình chị thoải mái hơn. Chị cho hay, nhờ vườn rau mà nhà chị đã mua được bếp ga và ga dùng để nấu nướng hàng ngày. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập này cũng giúp cho gia đình trả tiền điện cho các thiết bị trong nhà như tủ lạnh, TV, quạt, bình nước nóng. Theo chị, “Nếu không có vườn rau thì không làm được việc gì ra tiền. Nếu có tiền, đi chợ 1 buổi là cũng đủ bữa ăn”.
Vươn lên nhờ vườn rau, chị Oai không quên chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức với người thân, hàng xóm để mọi người cùng làm. Từ một “vườn nhà” nhân lên thành nhiều “vườn nhà”, không chỉ tăng chất lượng bữa ăn mà mô hình này cũng đã giúp cuộc sống của các hộ dân cải thiện hơn trước.
Nhiều năm trước, gia đình anh Thào A Giống chuyển đến xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên, Lai Châu với mong muốn tìm một mảnh đất để an cư. Nhưng qua thời gian, khí hậu dần trở nên khắc nghiệt còn nguồn nước ngày một thiếu, khiến cho việc nuôi sống cả gia đình lớn càng khó khăn hơn với anh. Thiếu nước sản xuất dẫn đến việc chỉ trồng lúa được một vụ, đồng nghĩa với thiếu hụt kinh tế cho những nhu cầu thiết yếu của gia đình. Hầu như, lúa trồng được chỉ đủ ăn trong khi các nguồn thu nhập khác cũng cần tằn tiện mới đủ trang trải cuộc sống.
Mùa mưa bị rút ngắn và lượng mưa giảm sút khiến cho những nông dân như anh Giống phải vất vả để lo toan cho gia đình. Tuy vậy, dự án EFSEM của CARE đã cùng san sẻ khó khăn ấy với người dân thông qua mô hình trồng bí xanh chịu hạn, tận dụng diện tích đất trồng lúa một vụ. Không chỉ phát triển tốt trong điều kiện thổ nhưỡng khí hậu địa phương, giống bí này không đòi hỏi nhiều nước tưới và công chăm sóc. Trên cùng một diện tích canh tác, cây bí cho thu nhập cao hơn trồng lúa vài lần. Anh Giống cũng yên tâm hơn về đầu ra khi có công ty thu mua cho bà con. Ngay cả với những quả xấu không đạt tiêu chuẩn thì vẫn có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Anh Giống dự định dùng thu nhập có được từ cây bí để mua thêm lợn nái nhằm tăng đàn. |
Anh Giống dự định dùng thu nhập có được từ cây bí để mua thêm lợn nái nhằm tăng đàn. Và khi bán được lợn, những khoản cho con như thức ăn, học phí, quần áo mới được anh đặt ưu tiên hàng đầu.
Với những hộ tham gia mô hình trồng bí, đó không chỉ là cách để họ tăng thêm thu nhập mùa vụ mà còn là sự khẳng định cho mong muốn, nỗ lực vượt lên những thách thức của biến đổi khí hậu và thích ứng để phát triển.
Thúc đẩy sinh kế bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng
Ông Trần Mạnh Hùng, quản lý Dự án Tăng cường an ninh lương thực và cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số (EFSEM) cho biết: Dự án được thực hiện tại Lai Châu từ tháng 5/2021 tới tháng 4/2024 để thúc đẩy sinh kế bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Trong đó, phụ nữ sẽ đóng vai trò trung tâm khi cùng gia đình nâng cao kiến thức và kỹ năng, áp dụng sinh kế đa dạng, tăng năng suất để cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng được tiếp cận các nguồn thông tin thời tiết, khí hậu và tham gia vào các trao đổi, phân tích rủi ro thiên tai cho các mô hình sinh kế tại địa phương và chủ động xây dựng các hoạt động ứng phó.
Dự án dành một khoản kinh phí tạo quỹ cho vay để các thành viên nhóm sinh kế/VSLA tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu có thể tiếp cận vay nhằm khôi phục và mở rộng chăn nuôi của hộ gia đình. Hiện tại, quỹ có giá trị 420 triệu đồng đã được cấp để cho vay theo hình thức luân chuyển giữa 21 nhóm với tổng số gần 400 thành viên. Trước đó dự án đã hỗ trợ cho 996 hộ dân tổng số ngân sách gần 2 tỉ đồng để mua giống cây và con cho các hoạt động phát triển sinh kế, chăn nuôi, cải tạo vườn nhà.
Video: Kỳ đà hạ gục rắn rồi nhai rau ráu ngay trong vườn nhà Một con kỳ đà bị bắt gặp đang "ăn tươi nuốt sống" một con rắn khủng ngay trong vườn nhà dân. |