Quan tâm hỗ trợ tối đa cho người gốc Việt đảm bảo sinh kế tại Campuchia |
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng thăm Đài hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Preah Sihanouk |
Học sinh Việt kiều Campuchia chủ động phòng dịch khi đến lớp. (Ảnh: Báo Đồng Tháp) |
Tại trường Tiểu học Thường Thới Hậu A (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) hiện có 25 em học sinh Việt kiều Camphuchia đang theo học ở các khối lớp, trong đó có đến 19 em ở lại nhà người thân trên địa bàn xã gần 2 năm qua, tuyệt đối không qua lại bên phía Campuchia. Để đảm bảo an toàn phòng dịch khi học trực tiếp, nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp phòng dịch.
Thống kê cho thấy toàn huyện Hồng Ngự hiện có 105 em học sinh là con em người Việt đang làm ăn, sinh sống tại Campuchia, trong đó có 60 em học cấp Tiểu học và 45 em học cấp THCS. Qua vận động của nhà trường và địa phương, hiện 83 em học sinh Việt kiều đã về ở nhà người thân tại các xã Thường Thới Hậu A, Thường Phước 1 từ trước khi dịch bùng phát đến nay. Đối với 22 em học sinh còn ở Campuchia chưa về được, nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến cho các học sinh này.
Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hồng Ngự, đối với các em học sinh còn ở lại bên phía Campuchia chưa về được, nếu trong thời gian tới có đủ điều kiện để các em có thể về học thì Phòng sẽ chỉ đạo các trường xây dựng kịch bản kế hoạch, nhất là về công tác phòng, chống dịch bệnh, xây dựng phương án tổ chức dạy, ôn tập củng cố kiến thức lại cho các em để các em hòa nhập tốt, bắt kịp kiến thức cùng các bạn học trực tiếp tại trường.
Trong khi đó, tại các trường học trên địa bàn biên giới huyện An Phú (tỉnh An Giang) hiện có hơn 1.200 em học sinh đang theo học ở các cấp học từ mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS và THPT, là con em Việt kiều còn "kẹt" ở Campuchia. Do tình hình dịch Covid-19 đóng cửa biên giới, nên gia đình đã mướn phòng trọ hoặc ở nhà người thân bên phía Việt Nam để thuận tiện cho các em để học tập.
Em Đỗ Thị Diễm My, học sinh lớp 12A7, Trường THPT Quốc Thái (xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết: Do dịch, biên giới đóng cửa, không thuận tiện để đi học nên khoảng 2 năm nay, em sống ở Việt Nam tạm trú ở nhà người thân để thuận tiện cho việc đi học.
Khi quay trở lại trường học trực tiếp, Diễm Mỹ cho biết em cảm thấy rất an toàn bởi đã được phổ biến các kiến thức để phòng, chống dịch Covid-19 như: Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên và hạn chế đi qua lại giữa các lớp với nhau để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Cũng theo Diễm My, bản thân em cũng đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch như: Sát khuẩn, đeo khẩu trang,... trong quá trình đi học.
Bên cạnh đó, Ban giám hiệu trường đã xây dựng các kế hoạch cụ thể từ việc thực hiện các biện pháp, kịch bản phòng dịch Covid-19, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường phù hợp đến việc đón học sinh quay trở lại học trực tiếp.
Có thể thấy, chính sự chuẩn bị chu đáo cũng như những nỗ lực của các ngành giáo dục nói riêng và các ngành chức năng huyện biên giới của Đồng Tháp và An Giang đã mang đến sự tin tưởng và yên tâm cho các học sinh và phụ huynh khi quay trở lại trường học trực tiếp.
An Giang: Tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới cho học sinh |
Thừa Thiên Huế: đón 58 lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập |