Tuyên truyền pháp luật về biên giới quốc gia cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới An Giang |
Nhân lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ biên giới |
Bản Tà Păng (xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) và bản Tà Poọng, cụm bản Chiêng Túp (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào) là hai địa phương có chung đường biên giới dài hơn 15km, có 03 mốc quốc giới và 02 cọc dấu nhận biết đường biên giới. Bà con hai bản chủ yếu là người đồng bào Vân Kiều, có nhiều mối quan hệ thân tộc, dòng họ, có truyển thống đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyển lãnh thố, an ninh biên giới quốc gia. Thể theo nguyên vọng của Nhân dân hai bên, ngày 17/7/2007, bản Tà Păng (Việt Nam) và bản Tà Poọng (Lào) tổ chức Lễ kết nghĩa, ký kết Quy chế phối hợp bản - bản gồm 12 nội dung ghi nhớ.
Ngày 03/8, bản Tà Păng (xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) phối hợp với bản Tà Poọng, cụm bản Chiêng Túp (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào) tổ chức Hội nghị sơ kết 15 năm thực hiện kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới (giai đoạn 2007 - 2022) - (Ảnh: NVT/huonghoa.quangtri.gov.vn). |
Qua 15 năm thực hiện, bản Tà Păng (Việt Nam) và bản Tà Poọng (Lào) cùng lực lượng bảo vệ biên giới hai bên đã thường xuyên tổ chức giao ban, trao đổi tình hình; phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân hai bên biên giới thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của hai Đảng, hai Nhà nước, nhất là các Hiệp định, Hiệp nghị, Quy chế biên giới; tạo điều kiện cho Nhân dân qua lại thăm thân, giúp nhau phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa; cùng nhau phối hợp giải quyết tốt các vấn đề về phong tục, tập quán, xâm canh, xâm cư, hôn nhân và gia đình; trao đổi thông tin, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới...
Bản La Lay A sói (huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan, Lào) và bản La Lay (xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) nằm ở vị trí đối diện, tiếp giáp hai bên trên đoạn biên giới dài hơn 10km, có 4 mốc quốc giới nên hai bản được lựa chọn kết nghĩa từ tháng 1/2007, trải qua 15 năm nay người dân luôn gắn bó mật thiết với nhau. Thực hiện những nội dung đã ký kết, nhân dân hai bên biên giới đã cùng nhau bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế và cuộc sống. Hiện nay, tình hình an ninh chính trị ở khu vực biên giới luôn ổn định, cuộc sống người dân ngày càng đi lên.
Đẩy mạnh công tác kết nghĩa bản – bản giữa Việt Nam-Lào. (Ảnh: huonghoa.quangtri.gov.vn). |
Quảng Trị có đường biên giới đất liền với nước bạn Lào dài trên 187 km, bao gồm 2 huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông với trên 16.000 hộ dân thuộc 3 dân tộc Kinh, Pa Cô, Vân Kiều. Trong những năm qua, để bảo vệ đường biên giới vững chắc, mô hình kết nghĩa bản – bản được triển khai và đạt được nhiều kết quả thiết thực; qua đó, góp phần thắt chặt quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa biên giới 2 nước Việt – Lào.
Hàng năm, tỉnh Quảng Trị sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ xây dựng một số dự án như: trường học; trạm xá; công trình điện nước; cung cấp cây con giống; khảo sát các dự án trồng rừng, cây công nghiệp như cà phê, sắn nguyên liệu, cao su, hồ tiêu và một số dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin; tổ chức lớp dạy tiếng Việt cho phụ nữ Lào các bản giáp biên giới.
Bên cạnh đó, các cặp bản kết nghĩa, các ban, ngành, đoàn thể hai bên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn cách phòng trừ dịch bệnh, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tạo điều kiện thông thoáng cho việc lưu thông sản phẩm trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường…
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, qua 15 năm đã có 238 đợt với 2.076 lượt người của hai nước tham gia tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc; người dân hai bên đã cung cấp 6.314 nguồn tin, trong đó có 2.843 nguồn tin có giá trị liên quan đến tội phạm buôn bán ma túy. Mô hình kết nghĩa bản – bản đã góp phần giúp đỡ người dân hai bên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời, kịp thời giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai; giúp nhau cấp cứu, khám chữa bệnh, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền và các tổ chức quần chúng ở cơ sở… Các hoạt động đối ngoại biên giới, đối ngoại nhân dân được tăng cường và mở rộng cả về hình thức và nội dung; thường xuyên tổ chức thăm hỏi, giao lưu văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc hai bên biên giới. Để mô hình được triển khai có hiệu quả, khắc phục kịp thời những khó khăn còn tồn tại, tỉnh Quảng Trị và Savanakhet và Salavan thường xuyên tổ chức giao ban kết nghĩa bản – bản; trao đổi tình hình, đánh giá kết quả triển khai. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, phát hiện, giải quyết được nhiều việc xảy ra trên biên giới… Trong thời gian tới, mô hình kết nghĩa bản – bản sẽ tiếp tục được duy trì và nâng cao hiệu quả; đặc biệt đẩy mạnh công tác hỗ trợ nhân dân các bản kết nghĩa của nước bạn Lào trong phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân hai bên biên giới chấp hành tốt pháp luật an ninh – biên giới cũng như nâng cao ý thức trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. |
Nâng cao nhận thức cho người dân vùng biên giới về hộ tịch, quốc tịch |
Sơ kết 8 năm ký kết nghĩa giữa xã Sơn Kim 2 (Nghệ An) và bản Na Pê (Lào) |