Tuyển chọn 240 điều dưỡng và hộ lý đi học tập và làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định VJEPA

2024-12-21 12:57:21
Chủ tịch nước tuyên dương các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ
Chiều 18/10, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh dự Lễ Tuyên dương các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
GNI hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng tại huyện Sơn Dương (Tuyên Quang)
Trong tháng 9/2021, tổ chức Good Neighbors Vietnam (GNI) đã tiến hành hỗ trợ dinh dưỡng cho 84 trẻ bị suy dinh dưỡng tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang với tổng giá trị hỗ trợ là hơn 220 triệu đồng.

Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản (gọi tắt là chương trình EPA) được thực hiện từ năm 2012 đến nay theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Triển khai Hiệp đinh VJEPA, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ( trực tiếp là Cục Quản lý lao động ngoài nước) là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình EPA. Sau 8 năm triển khai chương trình (2012-2020), Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với phía Nhật Bản đã thực hiện 9 khóa với chọn 1.920 chỉ tiêu, trong đó 1.543 điều dưỡng, hộ lý đã sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản.

Trong lần tuyển chọn này ứng viên là công dân Việt Nam có đội tuổi dưới 35 tuổi và đã tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học điều dưỡng. Ứng viên điều dưỡng phải có thêm các điều kiện: Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 09 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).

Ứng viên được hỗ trợ toàn diện của 2 Chính phủ về học phí, ăn ở và hỗ trợ khoản sinh hoạt phí 8,5 đô la Mỹ/ ngày trong suốt quá trình học tiếng Nhật 12 tháng tại Việt Nam; được hỗ trợ đào tạo trong 2 tháng sau khi tới Nhật. Đồng thời ứng viên được hỗ trợ tham gia kỳ thi chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản trong thời gian học tập và làm việc tại Nhật Bản và có cơ hội làm việc lâu dài tại Nhật Bản sau khi đỗ chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản.

Hạn nộp hồ sơ đến 30/11/2021.

Sau khi nhập cảnh Nhật Bản, ứng viên được đào tạo tập trung 2 tháng và sau đó sẽ bắt đầu làm việc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc bệnh viện của Nhật Bản.

Thời gian lưu trú theo visa EPA là 3 năm đối với ứng viên điều dưỡng và 4 năm đối với ứng viên hộ lý, nhưng nếu bạn đạt được chứng chỉ quốc gia trong thời gian này, bạn có thể ở lại làm việc lâu dài tại Nhật Bản. Hiện có 600 điều dưỡng và hộ lý của Việt Nam đã đạt được chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản và đang làm việc với tư cách lao động y tế chính thức tại Nhật Bản.

Lịch trình thi tuyển dự kiến vào tháng 11/2021. Ứng viên trúng tuyển sẽ tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật trước khi xuất cảnh khoảng 1 năm tại Hà Nội. Điều kiện để sang Nhật Bản là phải đạt trình độ N3 của Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) hoặc tương đương N3, Chính phủ hai nước Nhật Bản và Việt Nam sẽ tiến hành đào tạo cho ứng viên nhằm đạt mục tiêu này.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) sẽ thông báo danh sách ứng viên trúng tuyển tham gia chương trình và các thủ tục nhập học đối với khóa đào tạo tiếng Nhật trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước (www.dolab.gov.vn) và thông tin trực tiếp đến các ứng viên.

Hơn 200 điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc
Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và đơn vị đào tạo phía Nhật Bản Arc Academy tổ chức xuất cảnh cho hơn 200 ứng viên điều dưỡng, hộ lý khóa 8 sang làm việc tại Nhật Bản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chiều ngày 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và công tác tu bổ định kỳ Công trình Lăng năm 2021.


 

Top