Những lưu ý khi cúng giao thừa năm Canh Tý 2020

2025-01-17 20:38:17
Mâm cơm cúng giao thừa năm Canh Tý 2020 gồm những món ăn gì?
Năm 2020, cúng giao thừa vào mấy giờ để cả năm may mắn, thuận lợi?

Cúng giao thừa ngoài trời trước hay trong nhà trước?

Những lưu ý khi cúng giao thừa.

Cúng giao thừa là một trong những lễ cúng quan trọng trong phong tục đón Tết cổ truyền. Lễ cúng gồm hai lễ - lễ cúng giao thừa ngoài trời và cúng giao thừa trong nhà.

Theo phong tục truyền thống, lễ cúng giao thừa ngoài trời được tiến hành trước, sau đó mới đến lễ cúng giao thừa trong nhà.

Vào tối ngày 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ sửa soạn lễ vật, chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa dâng lên các quan thần linh và tổ tiên.

Lễ cúng ngoài trời là để cúng các quan thần linh. Theo tục lệ cổ truyền, lễ cúng giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành Khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành Khiển của năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành Khiển sẽ cai quản hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành Khiển sẽ luân phiên trở lại.

Năm Canh Tý 2020, các vị Hành khiển là Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.

Sau khi hoàn thành lễ cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ chuẩn bị lễ vật cúng giao thừa trong nhà để mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

Cúng giao thừa vào giờ nào?

Lễ cúng giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, được tiến hành vào giờ phút cuối cùng của năm cũ bắt đầu qua năm mới. Theo quan niệm dân gian, giao thừa là thời khắc thiêng liêng khi Đất Trời giao hòa, Âm Dương gặp gỡ để vạn vật bừng lên sức sống mới. Lễ cúng giao thừa được tiến hành khi kết thúc giờ Hợi ngày 30, sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết. Các gia đình thường bắt đầu cúng giao thừa ngoài trời vào khoảng 23 giờ, sau đó cúng giao thừa trong nhà, và kết thúc trước 1 giờ sáng.

Lưu ý khi cúng giao thừa

Mâm cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời không nhất thiết phải chuẩn bị cầu kì, mà nên tùy thuộc vào điều kiện của gia đình, và quan trọng nhất là thể hiện được sự thành tâm, kính cẩn với thần linh và gia tiên. Tuy nhiên, không phải vì thế mà được phép sơ sài. Mâm cúng giao thừa cần những lễ vật cơ bản gồm hương hoa, đèn nến, trà rượu, muối gạp, hoa quả, xôi, bánh chưng.

Vào đêm cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình nên hòa thuận, tránh cãi vã, to tiếng và thành tâm dâng lễ, khấn vái.

Người thực hiện nghi thức cúng phải ăn mặc trang trọng, nghiêm túc khi đứng trước bàn thờ gia tiên và khi bày tỏ những nguyện vọng của gia đình trong thời khắc năm mới vừa tới.

Mỹ Tâm và loạt sao Việt trổ tài gói bánh chưng, bánh tét "siêu đỉnh" ngày Tết

Mỹ Tâm được coi là "thánh gói bánh chưng bánh tét" bởi năm nào cô cũng tự gói cả trăm chiếc cho gia đình tại ...

Ngày cuối năm, các gia đình sum vầy bên nhau canh nồi bánh chưng đón Tết

Nhiều gia đình vẫn duy trì phong tục cổ truyền - tự gói bánh và thức thâu đêm canh nồi bánh chưng để chuẩn bị ...

Gợi ý cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đơn giản và đẹp

Sau đây là hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết đơn giản và đẹp mắt, các gia đình có thể tham khảo để bày biện ...

Nguồn bài viết : XỔ SỐ

Top