Kinh tế Nga trong vòng xoáy trừng phạt

2025-01-17 20:38:20
Phối hợp tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế Việt Nam-Bờ Biển Ngà

Cơ quan thống kê liên bang Nga (Rossat) mới đây công bố các số liệu sơ bộ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý III/2022 giảm 4%, sau khi ghi nhận mức giảm tương tự trong quý II. Như vậy, về mặt kỹ thuật, kinh tế nước Nga đã rơi vào suy thoái khi tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp. Lần gần nhất, kinh tế Nga rơi vào suy thoái kỹ thuật là vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, đại dịch khiến khoảng 20 triệu người dân nước này mắc bệnh, trong đó hơn 380 nghìn người tử vong.

Trong bối cảnh kinh tế không mấy sáng sủa của kinh tế toàn cầu hiện nay khi phải ánh chịu đồng thời hai cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực, kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới cũng lâm vào suy thoái hoặc đối mặt với nguy cơ suy thoái. Song nguyên nhân chính đưa kinh tế Nga vào suy thoái kỹ thuật không phải do những thách thức từ cuộc khủng hoảng “kép” năng lượng và lương thực bởi quốc gia này là nhà xuất khẩu lớn cả hai mặt hàng thiết yếu sống còn này.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã đẩy Nga vào suy thoái (Ảnh: Reuters).

Những tháng đầu năm nay, kinh tế Nga phát triển tốt và GDP tăng trưởng khá cao với 3,5%. Tuy nhiên, các lệnh cấm vận và trừng phạt dồn dập từ Mỹ và phương Tây đã tác động ngày càng nghiêm trọng tới nền kinh tế Nga, quốc gia nhập nhiều thiết bị, linh kiện máy móc hiện đại cũng như các mặt hàng tiêu dùng từ nước ngoài.

Chỉ một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh ngày 21/2/2022 công nhận độc lập của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa nhân dân Luhansk tự xưng (LPR) ở Donbass, miền Đông Ukraine, Mỹ trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên công bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đầu tiên nhằm vào Nga. Tiếp theo đó, các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và trên thế giới cũng liên tiếp tung ra các đòng trừng phạt nhằm vào Moscow, nhất là sau khi Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine ngày 24/2/2022.

Liên minh châu Âu (EU) đến nay đã thông qua 7 gói trừng phạt Nga, bao gồm đóng băng tài sản và cấm thị thực đối với các nhà tài phiệt và quan chức cấp cao Nga, kiểm soát xuất khẩu, đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga, ngắt kết nối các ngân hàng Nga khỏi hệ thống tin nhắn thanh toán quốc tế SWIFT, cấm nhập khẩu than đá và dầu mỏ của Nga. Trong đó, đòn trừng phạt nặng nhất là việc EU áp đặt lệnh cấm vận một phần đối với dầu thô của Nga được nhập khẩu bằng đường biển cho tới cuối năm 2022 (có các miễn trừ để Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech nhận dầu vận chuyển qua hệ thống đường ống) và loại bỏ những ngân hàng lớn của Nga hỏi hệ thống SWIFT.

Có thể nói, Mỹ và phương Tây đã nhằm gây tổn thương nhiều nhất có thể các lĩnh vực quan trọng nhất là những huyết mạch của nền kinh tế Nga. Thoạt đầu, đòn trừng phạt được cho chưa từng thấy đã gây cú sốc không nhỏ cho nền kinh tế Nga, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, chứng khoán giảm sâu, đồng tiền mất giá và hệ quả là lạm phát phi mã.

Thế nhưng, chỉ sau thời gian lao đao, kinh tế Nga như vượt qua được cơn choáng ban đầu, dần ổn định và phục hồi khá nhanh, đồng Ruble hồi phục giá… Bởi nền kinh tế Nga đã được chuẩn bị trước để ứng phó với trừng phạt từ Mỹ và phương Tây. Trước đó, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, lệnh trừng phạt của phương Tây cộng với giá dầu giảm đã làm giảm 2% GDP của Nga và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính với nước này.

Cơ cấu nền kinh tế Nga sau đó cũng có nhiều thay đổi. Sau năm 2014, Moscow đã dần tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay và đầu tư nước ngoài, đồng thời tích cực tìm kiếm các cơ hội thương mại mới từ những thị trường khác, trong đó cường quốc kinh tế thứ hai thế giới Trung Quốc là phần quan trọng trong chiến lược đó. Nga thậm chí đẩy mạnh quan hệ đối tác, làm ăn hệ với “sân sau” của Mỹ ở Mỹ Latin.

Cũng kể từ năm 2014, Nga đã cắt giảm đáng kể việc sử dụng đồng USD trong các giao dịch tài chính. Vàng và đồng Euro chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với đồng USD, hiện chỉ chiếm có 16% trong kho dự trữ của Nga. Nước này cũng có một số biện pháp bảo vệ kinh tế mạnh mẽ, chẳng hạn như khối lượng dự trữ ngoại tệ đạt 635 tỷ USD (chiếm khoảng 1/3 GDP) và tỷ lệ nợ trên GDP khá thấp (khoảng 18% vào năm 2021). Điều quan trọng, Nga đã thực hiện những bước đầu tiên để tạo ra hệ thống thành toán quốc tế riêng phòng trường hợp bị loại khỏi SWIFT.

Tuy nhiên, sự chuẩn bị và phương cách ứng phó có hiệu quả đến đâu, nhưng nền kinh tế Nga vẫn khó có thể chống chọi hoàn toàn với sóng gió trừng phạt từ Mỹ và phương Tây trong thời gian dài. Với sức mạnh kinh tế sự chi phối, thống trị trong nền kinh tế toàn cầu, Mỹ và phương Tây có khả năng gây tổn thương cho bất kỳ kinh tế quốc gia nào trên thế giới, dù mức độ khác nhau.

Những số liệu mới nhất do Cơ quan Thống kê Quốc gia Nga công bố cho thấy, nền kinh tế Nga đang dần thấm đòn trừng phạt, nhất là các ngành phụ thuốc nhiều hơn vào làm ăn với phương Tây. Ngân hàng Trung ương Nga ước tính, GDP nước này năm nay giảm 3,5%, trong khi lạm phát của Nga trong năm 2022 được Ngân hàng thế giới (WB) dự đoán ở mức 22%.

Giới chuyên gia cho rằng, các biện pháp trừng phạt và ảnh hưởng từ xung đột Ukraine sẽ tác động tới kinh tế Nga trong dài hạn. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina nhìn nhận tình thế khó khăn của kinh tế nước này nên “cần phải xem lại tình hình một cách tỉnh táo và nhìn nhận mọi khía cạnh” để ứng phó.

Gunsan (Hàn Quốc) - Vũng Tàu: tăng cường hợp tác phát triển kinh tế
Ngày 24/10, Đoàn công tác của thành phố Gunsan, tỉnh Jeon La Buk, Hàn Quốc do ông Kim Yeong Il, Chủ tịch Hội đồng thành phố Gunsan làm Trưởng Đoàn đã đến thăm và làm việc với Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Vũng Tàu.
Phát triển bền vững nghề nuôi biển: Nhân rộng mô hình kinh tế xanh
Việt Nam có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, vị trí địa lý chiến lược với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Biển Đông là ngôi nhà của hàng nghìn loài hải sản nhiệt đới phong phú, trong đó hàng trăm loài có giá trị kinh tế cao. Lĩnh vực nuôi biển đã được Đảng, Chính phủ xác định là động lực phát triển với nhiều chính sách để trở thành cực tăng trưởng mới, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản chuyển mình trong giai đoạn đến năm 2045. Phát triển bền vững lĩnh vực nuôi biển là góp phần thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nguồn bài viết : Livescore

Top