Lần đầu tiên Việt Nam dùng máy bay không người lái xử lý can nhiễu sóng tần số vô tuyến điện. (Ảnh minh họa: Internet) |
Báo cáo tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của Cục Tần số Vô tuyến điện vào ngày 11/7/2019, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019, lần đầu tiên Cục Tần số Vô tuyến điện thí điểm dùng máy bay không người lái (Drone) xử lý nhiễu, đo tìm nhiễu.
Trước đây, việc tìm nhiễu Cục thường phải nhờ máy bay trực thăng chở đi, nhưng hiện nay đã thí điểm dùng Drone hỗ trợ tìm nguồn gây nhiễu và xử lý nhiễu, bước đầu cho thấy đây là giải pháp khá hiệu quả khi tìm nhiễu và xử lý nhiễu sóng tần số tại các sân bay. Sau khi thử nghiệm thành công, Cục Tần số Vô tuyến điện đang tính đến việc đầu tư các loại Drone để tìm và xử lý nhiễu và sẽ dùng một số thiết bị nhỏ gọn mà drone có thể mang được.
Việc kiểm soát để chủ động phát hiện các phát xạ gây nhiễu có hại đến hoạt động của thiết bị, hệ thống vô tuyến điện là công tác được tiến hành thường xuyên và liên tục tại các khu vực có sử dụng tần số vô tuyến điện như hàng không, hàng hải, hệ thống thông tin di động, kiểm soát tần số phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, kiểm soát vệ tinh để đảm bảo các tần số hoạt động bình thường, liên lạc thông tin thông suốt, không xảy ra hiện tượng can nhiễu.
Đồng thời, Cục Tần số Vô tuyến điện thực hiện kiểm soát hoạt động của các vệ tinh Việt Nam và 7 vệ tinh của các nước bạn có vị trí quỹ đạo đăng ký lân cận các vệ tinh của Việt Nam để phục vụ công tác quản lý tần số, hỗ trợ có hiệu quả cho quy hoạch tần số băng tần C.
Liên quan đến xử lý nhiễu sóng tần số, trong 6 tháng đầu năm, Cục Tần số Vô tuyến điện đã tiếp nhận và xử lý 50 vụ can nhiễu, hoàn thành xử lý 44 vụ. Trong đó, số vụ nhiễu mạng thông tin di động vẫn chiếm tỷ lệ lớn chiếm 39/50 vụ, 3 vụ nhiễu mạng phát thanh truyền hình, còn lại là nhiễu các mạng dùng riêng, mạng vô tuyến sóng ngắn…
Cục đã xử lý nhiễu đối với 174 trạm gốc mạng thông tin di động, xác định 35 trạm lặp thông tin di động, 9 thiết bị thu/ phát Wi-Fi gây nhiễu. Trong đó có 1 vụ can nhiễu mạng Vietnamobile với số lượng lớn trạm gốc bị nhiễu nặng (70 trạm), trên phạm vi rộng khu vực miền Nam, nguyên nhân do mạng di động băng 850 MHz của Campuchia gây nhiễu.
Đặc biệt, trong năm nay số lượng các vụ điện thoại không dây kéo dài DECT 6.0 gây nhiễu đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, chỉ có 7 nguồn nhiễu DECT6.0 trong khi cùng kỳ năm 2018 có tới 145 gây nhiễu do DECT 6.0. Hiện nay, Cục tiếp tục xử lý 6 vụ can nhiễu, trong đó có 4 vụ nhiễu mạng thông tin di động với 27 trạm gốc bị nhiễu.
Nguồn bài viết : TÀI XỈU