Đồng bào Khmer tưng bừng đón lễ báo hiếu Sene Dolta |
Sóc Trăng: Bảo tồn nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer |
Đối với đồng bào Cơ tu, Múa Tung tung Da dá là hoạt động không thể thiếu trong các sinh hoạt cộng đồng và các lễ hội lớn của người Cơ tu: lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, dựng nhà Gươl... Với người Cơ tu, múa Tung tung Da dá như một cách để kết nối giữa thế giới thực tại với vũ trụ, tổ tiên, ông bà. Tung tung Da dá là điệu múa tập thể dành cho cả nam và nữ.
Múa Tung tung Da dá là hoạt động không thể thiếu trong các sinh hoạt cộng đồng và các lễ hội lớn của người Cơ tu - (Ảnh: Thanh Nguyên/danang.gov.vn). |
Theo người Cơ Tu, "Tung tung" là điệu múa của đàn ông, con trai, còn "da dá" là điệu múa của đàn bà, con gái. Trong những lần sinh hoạt dân ca dân vũ, tất cả cùng múa và nhịp bước trong cùng một vòng tròn, ngược theo kim đồng hồ, sôi động, rộn ràng trên nền tiếng trống, cồng chiêng vang vọng núi rừng bao la hùng vĩ.
Đồng thời, "Tung tung" còn được hiểu là vươn lên cao, sôi động hơn, mạnh mẽ hơn và vững chãi hơn, thể hiện khát vọng chinh phục vũ trụ, muốn vươn lên tầm cao mới, mong cuộc sống tốt đẹp hơn của mỗi con người.
"Tung tung" là điệu múa của đàn ông, con trai, còn "da dá" là điệu múa của đàn bà, con gái, tất cả cùng múa và nhịp bước trong cùng một vòng tròn, ngược theo kim đồng hồ, sôi động, rộn ràng trên nền tiếng trống, cồng chiêng vang vọng núi rừng bao la hùng vĩ.- (Ảnh: Thanh Nguyên/danang.gov.vn). |
Còn "Da dá", theo tiếng Cơ Tu có nghĩa là thẳng hàng, nhịp đều, mang khát vọng của ý nghĩa tâm linh là nhớ ơn đất trời, trung thành với người, kính trên nhường dưới. Trong điệu "da dá", động tác múa phải uyển chuyển, toát lên sự đằm thắm, chung thủy và không bị khuất phục.
Bên cạnh đó, trong không gian bao la của núi rừng, vòng tròn nam nữ di chuyển nhịp nhàng sinh động cùng với âm thanh cồng chiêng và các loại nhạc cụ truyền thống khác luôn ngân dài như một lời cầu nguyện của người Cơ tu gửi tới đấng thần linh và tổ tiên. Họ tin rằng thần đất, thần sông, thần suối cho họ cái ăn và Giàng nghĩa là trời cho họ cái nghĩ, cái tin vào sức mạnh để vượt qua, sống mạnh mẽ với nắng gió và núi rừng Trường Sơn.
Cũng như, để thể hiện điệu múa Tung tung, đàn ông Cơ Tu mặc khố, choàng một áo dệt bằng thổ cẩm, chân đi trần, tay nắm chắc cây khiên, cây giáo hoặc nắm chắc tay bạn bên cạnh tung đôi tay lên vừa bước vừa hú một cách tự tin và hùng dũng, thể hiện sức mạnh của trai làng. Nữ giới thì mang váy thổ cẩm nhiều màu sắc, hoa văn, vai trần, cổ đeo vòng cườm.
Tại Tuần lễ du lịch Hòa Bắc năm 2023, người dân và du khách còn có cơ hội thưởng thức ẩm thực đặc sắc và nhiều sản phẩm mang nét đặc trưng văn hóa của của người Cơ tu.- (Ảnh: Thanh Nguyên/danang.gov.vn). |
Và khi múa đôi mắt của người phụ nữ nhìn thẳng, miệng luôn tủm tỉm cười, chân đi đất nhón gót xoay tròn ngược chiều kim đồng hồ. Cả nam giới và phụ nữ khi múa di chuyển theo vòng tròn, chậm và ngược kim đồng hồ, theo nhịp điệu cồng chiêng và tiếng trống thập thình, nhịp nhàng trên đôi chân và nhẹ nhàng quay thân mình theo chiều thuận kim đồng hồ.
Bánh Kà tum - Nét ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer |
Tái hiện Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na tỉnh Gia Lai |