Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính nhận quà lưu niệm từ đoàn Campuchia. |
Từ ngày 2-7/6/2019, Bộ TT&TT Việt Nam sẽ đón đoàn công tác của Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) Campuchia do bà Prak Channoy, Quốc vụ khanh làm Trưởng đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Trong chuyến thăm, đoàn sẽ làm việc với cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp ngành ICT Việt Nam trong phát triển kinh doanh dịch vụ để tìm hiểu các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bưu chính. Sáng ngày 4/6/2019, Tập đoàn Công nghệ CMC đã tiếp đoàn làm việc gồm bà Prak Channoy, Quốc vụ khanh, các Phó Quốc vụ khanh, các Phó Cục trưởng, Giám đốc sở BCVT của Campuchia.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã tham khảo những giải pháp quản lý viễn thông do các chuyên gia của Tập đoàn Công nghệ CMC tư vấn. Ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty CMC Telecom đã giới thiệu về năng lực công nghệ của Tập đoàn CMC, năng lực viễn thông của CMC Telecom cũng như các dự án mới nhất của CMC như tuyến cáp xuyên Đông Nam Á CVCS kết nối trực tiếp vào mạng lưới cáp A-Grid kết nối qua Malaysia, Singapore, Campuchia và Thái Lan, Data Center đạt chuẩn quốc tế như Tier 3, ISO, PCI DSS, và hệ sinh thái hạ tầng mở cho doanh nghiệp và tổ chức C.OPE2N….
CMC Telecom giới thiệu về năng lực công nghệ và viễn thông của CMC cho phái đoàn Campuchia. |
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC chia sẻ: “Cách đây 3 tháng, tôi có tháp tùng Bộ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam sang dự sự kiện Digital Cambodia 2019, và tôi rất ấn tượng về những thành quả ngành bưu chính viễn thông mà Campuchia đạt được, cũng như chủ trương xây dựng “Digital Cambodia” của Vương quốc Campuchia. Chúng tôi ấn tượng về độ “mở” của thị trường viễn thông Campuchia và thấy rằng lợi ích của cước viễn thông rẻ sẽ đẩy mạnh các ngành khác cùng phát triển". Ông Chính bày tỏ mong muốn hợp tác của CMC với các đối tác Campuchia để cung cấp dịch vụ viễn thông cho toàn tiểu vùng sông Mê Kông gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar… Dựa trên sáng kiến của các vị lãnh đạo ASEAN xây dựng “Digital ASEAN”, ông Chính hi vọng Tập đoàn CMC có thể giúp nước bạn Campuchia triển khai lộ trình xây dựng chính phủ số, quốc gia số. Cụ thể, Việt Nam có thể trở thành “Digital Hub” cung cấp kết nối của khu vực tiểu vùng Mê Kông bởi vị trí thuận lợi (có biển cáp quang quốc tế đi qua), đồng thời hỗ trợ Campuchia kết nối với các vùng Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…
Bên cạnh đó, CMC cũng muốn hợp tác về vấn đề an ninh mạng, để đảm bảo an ninh dữ liệu và các hệ thống trọng yếu cho quốc gia. Với Công ty CMC Cyber Security cùng các sản phẩm, dịch vụ giám sát an ninh mạng do CMC làm chủ, tự thiết kế và xây dựng như Trung tâm điều hành an ninh mạng thế hệ mới CMC NextGen SOC, giải pháp mật toàn diện CISE dành cho các cơ quan của Chính phủ, CMC đang tham gia tư vấn cho Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử và sẵn sàng tư vấn cho nước bạn Campuchia về lĩnh vực an ninh an toàn thông tin.
Phát biểu tại sự kiện này, bà Prak Channoy, Quốc vụ khanh, Bộ BCVT Campuchia chia sẻ: “Trong vai trò Bộ quản lý ngành bưu chính viễn thông Campuchia, chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác, đặc biệt với Việt Nam là nước láng giềng rất gần gũi". Ông Chhy Sokha, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu chính Viễn thông Campuchia tóm tắt những báo cáo về ngành: “Hiện nay hạ tầng viễn thông và ICT tại Campuchia đang có 3 công ty lớn tham gia, trong đó có 1 công ty đến từ Việt Nam. Lĩnh vực mạng điện thoại cũng phát triển nóng và có sự cạnh tranh rất lớn. Hiện nay Chính phủ Campuchia đang dự thảo xây dựng hệ thống Kinh tế số và hệ thống Chính phủ số. Chúng tôi rất quan tâm về công nghệ 5G, vấn đề an ninh mạng và đào tạo nguồn nhân lực ICT và hi vọng có thể hơp tác với CMC trong thời gian tới".
Trước đó, vào tháng 3/2019, lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ CMC đã tháp tùng Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trong chuyến công tác tại Vương quốc Campuchia nhân sự kiện Digital Cambodia 2019. Tại đây, 2 Bộ trưởng 2 nước đã có buổi họp song phương để chia sẻ phương án hợp tác về lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Tập đoàn CMC gây dấu ấn trong gian triển lãm Digital Cambodia 2019 với 3 giải pháp công nghệ hoàn toàn được phát triển bởi người Việt Nam gồm: giải pháp bảo mật toàn diện dành cho hệ thống thông tin CISE, Trung tâm điều hành an ninh mạng thế hệ mới CMC NextGen SOC và hệ sinh thái hạ tầng mở cho doanh nghiệp, tổ chức C.OPE2N (CMC Open Ecosystem for Enterprise).
Nguồn bài viết : Casino lớn nhất Việt Nam