Quyền và nghĩa vụ của cử tri trong bầu cử Quyền và nghĩa vụ của cử tri trong bầu cử. |
Việt Nam quyết tâm đảm bảo an toàn cho người Việt trước làn sóng kỳ thị người gốc Á ở nhiều quốc gia Chiều ngày 25/3, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng, Người phát ngôn của Bộ, đã trả lời câu hỏi về nạn phân biệt chủng tộc với người gốc Á tại Mỹ và các quốc gia phương Tây. |
Theo TTXVN, trại tạm giam Công an tỉnh Thái Nguyên đang có hơn 500 người bị tạm giữ, tạm giam. Theo quy định của pháp luật, những người đang bị tạm giữ, tạm giam vẫn có quyền được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho những đối tượng này, Công an tỉnh Thái Nguyên đã tích cực triển khai các nội dung và điều kiện để người đang bị tạm giữ, tạm giam nắm rõ và được thực hiện quyền bầu cử của mình.
Thượng tá Đặng Kiên Cường, Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, trại tạm giam đã quán triệt đến toàn thể cán bộ, chiến sỹ thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo các quyền lợi cho người bị tạm giữ, tạm giam được bầu cử theo quy định.
Cán bộ Trại tạm giam Công an tỉnh Thái Nguyên tuyên truyền, phổ biến quyền bầu cử cho người bị tạm giữ, tạm giam. Ảnh: Báo CAND |
Đơn vị đã chủ động liên hệ, phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên – nơi trại đứng chân, triển khai các nội dung liên quan đến bầu cử, lập danh sách cử tri là người tạm giữ, tạm giam để tham gia bầu cử, đồng thời nhận các tài liệu liên quan tới bầu cử để tổ chức tuyên truyền.
Do đặc điểm số lượng người bị tạm giữ, tạm giam thường xuyên biến động, nên từ nay cho đến Ngày Bầu cử, số lượng người bị tạm giữ, tạm giam sẽ thay đổi, có người chuyển đến, chuyển đi nơi khác, được tại ngoại, do bản án có hiệu lực pháp luật hoặc thay đổi các biện pháp ngăn chặn trong quá trình tố tụng. Vì vậy, trại tạm giam thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin của người bị tạm giữ, tạm giam.
Trong trường hợp sát thời điểm bắt đầu bỏ phiếu, những người đang bị tạm giữ, tạm giam được trả tự do, trại sẽ hướng dẫn họ về nơi cư trú để thực hiện quyền bầu cử. Đối với các trường hợp bị bắt tạm giam, tạm giữ đến trại, đơn vị sẽ phối hợp với Ủy ban Bầu cử xã Sơn Cẩm, bổ sung thẻ cử tri để họ bầu tại nơi bị tạm giữ, tạm giam.
Thượng úy Mai Quốc Việt, cán bộ quản giáo, Trại tạm giam Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết trên báo CAND: Hằng ngày, bên cạnh nhiệm vụ công tác chuyên môn điểm danh, kiểm diện, điểm buồng người bị tạm giam, tạm giữ; chúng tôi đều lồng ghép tuyên truyền các nội dung liên quan đến bầu cử. Những người bị tạm giữ, tạm giam đều quan tâm, lắng nghe và mong chờ tới ngày được cầm lá phiếu trên tay.
Những người bị tạm giữ, tạm giam có trình độ nhận thức, văn hóa không đồng đều, tâm lý thường bất ổn, ít quan tâm đến những vấn đề chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội; do vậy cán bộ quản giáo tùy vào tính chất, mức độ, thành phần dân tộc, tôn giáo của cử tri để tuyên truyền, vận động họ cho phù hợp, để họ hiểu và tự nguyện thực hiện đầy đủ quyền của mình.
Trong những ngày qua, công tác chuẩn bị bầu cử đang được tiến hành khẩn trương ở Trại tạm giam - Công an tỉnh Bạc Liêu. Giám thị, các cán bộ quản giáo bận rộn hơn vì ngoài công việc hằng ngày, họ còn phải tiếp nhận tài liệu, nội dung tuyên truyền về bầu cử cho những người bị tạm giữ, tạm giam; người đã có bản án của cấp sơ thẩm tuyên nhưng đang kháng cáo, kháng nghị (án chưa có hiệu lực) được thực hiện quyền công dân của mình.
Học viên Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bạc Liêu nghe phổ biến quy định về bầu cử. Ảnh: Báo Bạc Liêu |
Đại tá Lê Thái Nguyên - Giám thị Trại tạm giam tỉnh Bạc Liêu cho biết trên báo Bạc Liêu, đợt bầu cử này, đơn vị có hơn 100 “cử tri đặc biệt” tham gia bầu cử tại đơn vị (thuộc Ủy ban Bầu cử phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu). Tuy nhiên, đến ngày bầu cử chính thức, con số này sẽ có biến động. Vì thế, cán bộ quản giáo rà soát, cập nhật hàng ngày có đối chiếu với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh để bổ sung kịp thời số cử tri là can phạm mới nhập trại, hoặc xóa tên khỏi danh sách cử tri đối với những trường hợp án có hiệu lực, bị tước mất quyền bầu cử.
Tại đây, danh sách cử tri là danh sách mở nên không có niêm yết danh sách cử tri và cử tri chỉ tham gia bầu hai cấp là ĐBQH và đại biểu HĐND tỉnh. Trước bầu cử 2 ngày, Trại tạm giam sẽ rà soát lại danh sách cử tri để chuẩn bị phiếu bầu cho đủ mà không cần phát thẻ cử tri. Hiện tại, ở điểm bầu cử này, cử tri được tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh phát 3 buổi/ngày; gần tới ngày bầu cử sẽ kéo dài thời gian và tăng mật độ phát. Nội dung tuyên truyền cũng đầy đủ, kịp thời như bên ngoài xã hội. Trong quá trình đó, nếu cử tri nào có nhu cầu tìm hiểu thêm về tiểu sử ứng viên thì Trại tạm giam - Công an tỉnh sẵn sàng cung cấp.
“Trong nhiều quyền mà người tạm giam, tạm giữ được hưởng thì tôi cho rằng, quyền bầu cử là quyền lớn nhất. Đây là bằng chứng sinh động về việc đảm bảo quyền con người và thể hiện tính nhân văn của Đảng, Nhà nước, cũng như pháp luật Việt Nam”, Đại tá Lê Thái Nguyên nhấn mạnh.
Đà Nẵng vừa căng mình chống dịch, vừa đảm bảo công tác bầu cử Kết hợp với hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, loa tuyên truyền của còn tuyên truyền về các nội dung của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. |
Đảm bảo an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt trong ngày bầu cử, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, chống phá cuộc bầu cử, nhất là trên không gian mạng”. Đây là nội dung được đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử quốc gia nhấn mạnh khi làm việc với các địa phương miền Trung về công tác chuẩn bị bầu cử. |