Số liệu thống kê

Khai mạc triển lãm về Bác Hồ với hơn 100 tư liệu từ 4 quốc gia

2024-12-20 19:50:08
Ngoại giao Việt Nam: Vững bước đi theo con đường của Bác 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Đảng viên trẻ cần vừa có đức vừa có tài Di chúc Bác Hồ - Giá trị của lịch sử, tương lai cho đất nước
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm ngày 28/8. Ảnh: Tùng Anh/Báo Văn hóa

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Tạ Quang Đông và các đại biểu đại diện các cơ quan Lưu trữ quốc tế đã đến dự, cắt băng khai mạc Triển lãm.

Triển lãm là sự kiện do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng 3 cơ quan Lưu trữ Nga, Pháp và Mỹ tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019).

Triển lãm gồm ba phần: Quê hương, gia đình và thời thơ ấu; Người thanh niên yêu nước, người chiến sĩ cách mạng và vị lãnh tụ thiên tài; Bản Di chúc thiêng liêng: Sự kết tinh tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Theo Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng, triển lãm giới thiệu hơn 100 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn kỹ lưỡng từ các cơ quan lưu trữ, cơ quan văn hóa của Việt Nam và các nước bạn. Qua những tư liệu về cuộc đời và con đường cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công chúng sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn về tư tưởng và sự cống hiến của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp hòa bình, tình hữu nghị và phát triển vì tiến bộ của Việt Nam cũng như thế giới.

Những tư liệu này cũng sẽ góp phần bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần trách nhiệm đối với Tổ quốc trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Các đại biểu tham dự Triển lãm. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Đại diện cơ quan lưu trữ Liên bang Nga, ông Andrey Efimenko, cho biết: Những tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh khi hoạt động ở Liên Xô đã được cơ quan lưu trữ quốc gia đánh giá rất cao và tìm mọi biện pháp cần thiết để bảo quản lưu trữ. Ông khẳng định, những nỗ lực này chứng tỏ tình cảm đặc biệt mà Liên bang Nga dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946 đề nghị giúp đỡ bảo vệ nền độc lập của Việt Nam trước sự xâm lược của Pháp. Ảnh: Tùng Anh/Báo Văn hóa

Theo Quyền Giám đốc Lưu trữ quốc gia Pháp tại Paris René-Nicolas Houzelot, toàn bộ tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh được bảo quản tại Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp đã được số hóa và một bản sao đã được trao tặng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam vào năm 2016. Gần 10.000 trang tài liệu số hóa và tài liệu của 8 hộp hồ sơ lưu trữ của Phòng An ninh, gồm các báo cáo về Người trong thời gian ở Pháp cũng như báo cáo của các Sở ở Đông Dương về Hồ Chí Minh cũng có mặt trong Triển lãm này.

Ông René- Nicolas Houzelot nhấn mạnh: Nhiều tài liệu được lưu giữ ở Trung Quốc, Nga, Mỹ, Pháp và Việt Nam là nguồn tư liệu quý báu của lịch sử, cho phép các nhà lưu trữ và nghiên cứu công bố các thông tin không thể phủ nhận.

Đứng trước hơn 100 tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Quyền Giám đốc Lưu trữ Quốc gia Pháp tại Paris xúc động bày tỏ lòng kính trọng đối với con đường Người đã chọn để dẫn dắt nhân dân Việt Nam tới thắng lợi trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

“Các bạn đã hết sức cố gắng để giữ gìn nguyên vẹn tất cả những hiện vật vô giá này, để biến nơi đây (Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - PV) trở thành điểm đến ấn tượng, mang tính biểu tượng mà người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế có thể tới và bày tỏ tình cảm sâu sắc đối với sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh...”, ông khẳng định.

(Từ trái qua) Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành TƯ Đảng Lao động Việt Nam về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, đăng trên báo Nhân dân; hình ảnh Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đọc điếu văn truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969. Ảnh: Minh Châu/Zing News

Những tư liệu được giới thiệu tại triển lãm gắn liền với những dấu mốc nổi bật trong cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Bản yêu sách của nhân dân An Nam năm 1919; thông tin tình báo về Nguyễn Tất Thành của Sở Mật thám Đông Dương; Bút tích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1965, 1968, 1969; Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần...

Đặc biệt, trong hơn 100 tư liệu, có những tư liệu chưa từng được công bố như bức thư Bác Hồ gửi Tổng thống Nixon 8 ngày trước khi qua đời, đanh thép yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, đem lại cho công chúng những hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như những tư tưởng và cống hiến của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và phát triển vì tiến bộ của Việt Nam và thế giới.

Chuyện của “Tài liệu tuyệt đối bí mật“

Cách đây 15 năm, nhà báo Trâm Anh đã có dịp đến thăm đồng chí Vũ Kỳ, nguyên thư ký của Hồ Chủ tịch nhiều ...

Những câu chuyện xúc động về Bác Hồ qua Chương trình đặc biệt "Muôn vàn tình thương yêu"

Kỷ niệm 50 năm Bác Hồ đi xa, 50 năm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, ...

Dịch giả Svetlana Glazunova sẽ dịch cuốn hồi ký “Bác Hồ viết Di chúc” sang tiếng Nga

Bản dịch tiếng Nga cuốn hồi ký “Bác Hồ viết Di chúc” sẽ là tư liệu quý giá, không chỉ giúp các nhà Việt Nam ...

Top