Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê danh sách ứng dụng mà bạn nên xóa bỏ khỏi điện thoại của mình, bao gồm những ứng dụng theo dõi bạn, hủy hoại sức khỏe tinh thần và giả vờ quan tâm quyền riêng tư của chúng ta nhưng lại không hoạt động như cam kết. Hãy xóa chúng ngay và đừng bao giờ cài đặt lại.
1. Angry Birds
Angry Birds không phải là người bạn thân thiết của chúng ta, ngay cả sau tất cả những năm nó đã và đang tồn tại.
Được ra mắt vào năm 2009 bởi nhà phát triển Rovio Entertainment đến từ Phần Lan, tựa game bắn chim này đã trở thành một hiện tượng và đạt được khá nhiều thành công. Và vấn đề có lẽ xuất phát từ Edward Snowden.
Ngay từ ban đầu, Snowden đã tố giác rằng trò chơi di động đình đám này đang thu thập rất nhiều dữ liệu từ người dùng, nhưng không ai thực sự tin anh ấy cho đến khi có thông tin Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và cơ quan tương tự tại Anh Quốc – nơi mà Snowden công tác, cùng Trụ sở Truyền thông Chính phủ thực sự điều tra về việc trò chơi này thu thập và truyền dữ liệu cá nhân của người dùng.
Một nền tảng quảng cáo ẩn trong một số mã của tựa game cho phép công ty đưa quảng cáo đến người dùng của mình. Đáng tiếc là các dữ liệu quảng cáo đó hoàn toàn thấy được. Điều đó đồng nghĩa rằng các dữ liệu nhạy cảm như số điện thoại, nhật ký cuộc gọi, vị trí, thông tin chính trị và thậm chí là thông tin về xu hướng tình dục sẽ được công khai và nhiều cơ quan chính phủ hoàn toàn có thể truy cập được.
Các nhà phát triển cho hay, ứng dụng này hoàn toàn an toàn khi sử dụng ở hiện tại, thế nhưng, để yên tâm nhất có thể, hãy ngừng bắn chim.
2. IPVanish VPN
VPN, hay mạng riêng ảo, nổi lên và phổ biến trong 10 năm gần đây, nhưng chúng đã xuất hiện từ năm 1996. Mục đích của chúng là che giấu hoạt động internet của bạn và cung cấp sự riêng tư khi hoạt động trực tuyến và ẩn danh bằng cách tạo ra một mạng internet riêng từ kết nối công khai. VPN che dấu địa chỉ IP của bạn, làm cho việc theo dõi bạn làm gì trên internet là gần như bất khả thi. Thậm chí, bạn có thể "đánh lừa" mình đang ở Mỹ, dù rằng thực sự đang sống tại Việt Nam.
Trớ trêu thay, đa số các VPN hiện nay đều không an toàn, bao gồm một trong những nhà cung cấp phổ biến nhất, IPVanish VPN. YouTuber hay những người nổi tiếng khác thường sử dụng dịch vụ trả tiền bởi vì chúng có chương trình liên kết sinh lợi. Tuy nhiên, trong năm 2018, YouTuber Lee TV chuyên về công nghệ đã phát hiện IPVanish đang ghi lại toàn bộ dữ liệu của khách hàng và cung cấp chúng cho chính quyền Mỹ.
Từ khi bị phát hiện, IPVanish đã không còn duy trì quá trình này, nhưng nó khiến người dùng mất niềm tin, thế nên, nhiều người đã ngừng sử dụng và xóa ứng dụng.
Mối quan hệ này với chính phủ dấy lên câu hỏi: Vậy IPVanish còn chia sẻ dữ liệu với ai khác nữa mà không thông báo đến người dùng?
3. Facebook
Cái này có lẽ không quá bất ngờ, nhưng nếu bạn chưa từng làm, bạn nên thực sự nghiêm túc nghĩ đến việc xóa Facebook. Giống như Instagram và Twitter, người dùng tiêu tốn quá nhiều thời gian dành cho những ứng dụng mạng xã hội này, khiến cho họ dễ lo lắng hoặc trầm cảm, theo thông tin từ các nghiên cứu.
Nhưng các vấn đề về an ninh mạng có lẽ là nguyên nhân lớn nhất. Theo điều tra của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ, vụ bê bối Cambridge Analytica năm ngoái đã khiến một lượng lớn dữ liệu của khoảng 87 triệu người dùng bị rò rỉ.
Facebook không chỉ liên tục vi phạm dữ liệu mà công ty này còn thu thập những dữ liệu từ người dùng nhằm xây dựng một hồ sơ của mỗi người để bán cho những nhà quảng cáo. Ứng dụng Facebook có thể chụp ảnh, quay video, thu âm, thêm hay xóa danh bạ, đọc tin nhắn và lịch. Tóm lại là nó có thể lấy bất kì thông tin nào của bạn, miễn là chúng có ích.
Ứng dụng này cũng liên tục chạy ngầm và gửi bạn những thông báo phiền phức khiến pin của thiết bị mau hết pin và chiếm nhiều dữ liệu di động của bạn.
Nếu không thể ngừng sử dụng, bạn có thể thêm một phím tắt dẫn đến trang web của Facebook trên màn hình chính của điện thoại Android hay đánh dấu trang yêu thích trong các trình duyệt trên iPhone để đảm bảo việc thu thập dữ liệu được giảm xuống mức tối thiểu. Chỉ cần luôn nhớ đóng tab hoặc màn hình ngay khi xong việc.
4. Một số ứng dụng Android bị nhiễm một dạng malware mới
Bạn đã từng nghe cái tên "Joker Malware" chưa? Chỉ trong tháng này, đã có hơn 20 ứng dụng Android bị nhiễm malware này. Chúng được thiết kế để bạn đăng ký các dịch vụ thuê bao mà không cần hỏi cấp quyền từ bạn. Điều đó có thể khiến bạn mất hàng trăm ngàn hay hàng triệu đồng nếu không thường xuyên kiểm tra bảng sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng của mình.
Trên blog Medium của nhà nghiên cứu an ninh mạng Aleksejs Kuprins tại CSIS Security Group tiết lộ: "Cho đến nay, chúng tôi đã phát hiện ra malware này có trong 24 ứng dụng với tổng số hơn 472.000 lượt cài đặt."
Kuprins cho biết, virus này "ăn cắp các tin nhắn SMS và danh bạ cùng thông tin thiết bị của nạn nhân".
Một số phần ghi chú có trong đoạn mã nguồn mà anh tìm thấy được viết bằng tiếng Trung Quốc. Thế nên, nhiều khả năng malware này xuất phát từ xứ sở tỷ dân này.
Khi malware được phát hiện, Google đã loại bỏ các ứng dụng bị ảnh hưởng khỏi cửa hàng của mình. Nhưng nếu đã mua hay tải một trong những ứng dụng dưới đây, bạn không chỉ nên xóa bỏ chúng trên thiết bị ngay lập tức mà còn nên kiểm tra bảng sao kê thẻ tín dụng và ngân hàng của mình để xác minh.
Đây là danh sách toàn bộ các ứng dụng bị ảnh hưởng đã tìm thấy:
- Advocate Wallpaper
- Age Face
- Altar Message
- Antivirus Security — Security ScanBeach
- CameraBoard picture editing
- Certain Wallpaper
- Climate SMS
- Collate Face Scanner
- Cute Camera
- Dazzle Wallpaper
- Declare Message
- Display Camera
- Great VPN
- Humour Camera
- Ignite Clean
- Leaf Face Scanner
- Mini Camera
- Print Plan Scan
- Rapid Face Scanner
- Reward Clean
- Ruddy SMS
- Soby Camera
- Spark Wallpaper
5. CamScanner
Trừ khi làm việc tại nhà và không có máy fax hay máy in có tính năng scan, bạn sẽ phải sử dụng các ứng dụng như CamScanner để scan các tài liệu, ký nó và gửi bản "mềm" đến sếp.
Ứng dụng này cho phép bạn chụp một bức ảnh cho tờ văn bản và ngay lập tức biến nó ngay thành PDF. Nghe có vẻ thật tuyệt cho đến khi malware lây lan đến điện thoại của bạn.
Vào hồi tháng 6, các nhà nghiên cứu tại Kaspersky, một công ty an ninh mạng ở Nga, đã tìm thấy malware trong một số phiên bản của ứng dụng CamScanner.
Trong bài đăng trên blog của mình, các nhà bảo mật tại Kaspersky cho hay:
"Như cái tên đã gợi ý, mô-đun này là một Trojan Dropper. Mô-đun này sẽ trích xuất và chạy một mô-đun độc hại từ một tệp đã được mã hóa có trong tài nguyên ứng dụng. Malware "dropped" này là một Trojan Downloader. Nó sẽ tải về những mô-đun độc hại hơn, phụ thuộc vào những gì mà kẻ tạo ra muốn ở hiện tại. Ví dụ, một ứng dụng bị nhiễm mã độc này có thể hiển thị các quảng cáo phiền toái và đăng ký thuê bao trả tiền cho người dùng."
Có vẻ như vấn đề này đã được giải quyết bởi ứng dụng CamScanner đã quay trở lại trên cửa hàng Google Play Store. Tuy nhiên, sự phản bội lòng tin này đã quá đủ để chúng ta chuyển sang những ứng dụng đáng tin tưởng hơn mà vẫn có các tính năng tương tự, ví dụ như Adobe Scan hay Microsoft Office Lens.
Minh Hùng theo Popular Mechanics
Nguồn bài viết : TK đầu