"Người phụ nữ quyền lực" của làng model Việt nhận Huân chương công trạng Italia Bà Lê Thị Quỳnh Trang - "người phụ nữ quyền lực" của làng model Việt nhận Huân chương công trạng Italia do những đóng góp to lớn của bà trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Italia trong lĩnh vực thời trang. |
Việt Nam kêu gọi các quốc gia và HĐNQ thúc đẩy thực chất quyền con người Ngày 24/3, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) đã kết thúc Khóa họp thường kỳ lần thứ 46. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại địa bàn và trên thế giới, các phiên họp tiếp tục được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, kết hợp trực tiếp tại trụ sở LHQ. |
Sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản, bà Kitahara có hơn 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển quốc tế tại UNFPA (Zambia, New York, Nam Phi, Mông Cổ), UNDP (Mozambique và Malawi, JICA (Cộng hòa dân chủ Congo).
Ngay khi tiếp nhận công việc tại Việt Nam (ngày 1/9/2019), bà Naomi Kitahara rất vui và thấy phù hợp công việc tại đây vì Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có nhiều nét tương đồng về văn hóa với Nhật Bản. Nhiệm vụ chính của bà tại UNFPA nhằm góp phần thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em được hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và bình đẳng. Trong bà luôn đau đáu một nỗi niềm làm sao để truyền thông hỗ trợ được người dân hiểu hơn về quyền của phụ nữ và trẻ em, làm sao mang lại nhiều cơ hội để phụ nữ được nâng cao sức khỏe, được bình đẳng trong các mối quan hệ.
Bà Naomi Kitahara -Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, người đã hỗ trợ và thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ và bé gái tại Việt Nam. Ảnh: UNFPA |
Năm 2019, khi Việt Nam tiến hành điều tra quốc gia lần thứ hai về bạo lực đối với phụ nữ. Tâm huyết của bà cùng với các chuyên gia của UNFPA hỗ trợ Việt Nam đã giúp báo cáo thành công, là cơ sở cho việc xây dựng, hoạch định chính sách ở cả cấp quốc gia và địa phương, bởi nếu bạo lực đối với phụ nữ và bé gái không được giải quyết ngay thì đây sẽ là trở ngại lớn đối với Việt Nam trong việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.
Bà Naomi Kitahara chia sẻ trên TTXVN: "Trong quá trình làm việc, tôi rất xúc động trước hàng nghìn phụ nữ và bé gái vì đã dũng cảm chia sẻ câu chuyện cuộc đời họ. Nếu không có những câu chuyện đó, thì các điều tra của UNFPA không thể được tiến hành, bạo lực đối với phụ nữ và bé gái sẽ vẫn tiếp tục âm thầm diễn ra và bị che khuất trong cái gọi là các vấn đề riêng tư… Chúng tôi không được để những người phụ nữ, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực, bị đơn độc trong quá trình phát triển bền vững của đất nước Việt Nam".
Năm 2020, Việt Nam không chỉ đối mặt với dịch bệnh Covid-19 mà còn chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ tàn phá ở các tỉnh miền Trung. Bà Kitahara đại diện cho UNFPA kêu gọi các đối tác cùng tham gia hỗ trợ ứng phó với COVID-19 tại Việt Nam, mua sắm và cung cấp vật tư thiết yếu cho những đối tượng dễ gặp rủi ro nhất, ví dụ như phụ nữ mang thai và phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực trên cơ sở giới.
Bà Naomi Kitahara trong sự kiện ra mắt ứng dụng trực tuyến về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam.Ảnh: UNFPA |
Bà Naomi Kitahara nhấn mạnh: “Thiên tai phá hủy hàng nghìn ngôi nhà và buộc mọi người phải đi lánh nạn. Phụ nữ và bé gái là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thời kỳ thảm họa. Không thể để phụ nữ phải tử vong khi sinh con, và chúng ta phải đảm bảo điều này ngay cả trong các trường hợp khẩn cấp".
UNFPA có nhiều sáng kiến để bảo vệ phụ nữ và trẻ em tránh khỏi bạo lực nhất là trong đại dịch COVID-19. Ngôi nhà Ánh Dương là sáng kiến của UNFPA thực hiện tại 4 tỉnh gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh là đường dây nóng hiệu quả tiếp nhận thông tin về bạo lực giới và truyền thông sâu rộng có sự hợp tác của các siêu thị, nhà thuốc và khách sạn. Bà Naomi Kitahara là người rất tâm huyết với dự án này bà khẳng định rằng Dự án mới là một đột phá nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và bé gái ở Việt Nam.
Bà Naomi Kitahara trong sự kiện Lễ trao giải cuộc thi "Sinh con gái hái niềm vui". Ảnh: UNFPA |
Bà Naomi Kitahara đã điều phối rất nhiều chương trình do UNFPA khởi xướng hỗ trợ chính phủ Việt Nam điều tra tỷ lệ dân số đặc biệt là tuyên truyền “Nói không với sàng lọc giới trước khi sinh”. Trong nhiều chương trình như: Hòa nhạc “Tôi là con gái”, “Sinh con gái, hái ra tiền”… mà UNFPA triển khai tại Việt Nam đã góp phần lan tỏa thông điệp Bình đẳng giới tại Việt Nam.
Bà Naomi cho biết: "Tôi mơ về một Việt Nam- nơi mà mọi cặp vợ chồng đều cảm thấy an toàn, hạnh phúc và hài lòng, miễn là đứa con của họ sinh ra khỏe mạnh, chứ không phải là con trai hay con gái".
Trong rất nhiều bài phát biểu của mình tại các sự kiện, bà Naomi Kitahara đều đưa ra thông điệp vì một xã hội bình đẳng: "Chúng ta hãy cùng đồng lòng chung sức vì một xã hội bình đẳng giới tại Việt Nam. Mỗi người trong chúng ta đều đóng vai trò quan trọng, và chỉ sự đoàn kết mới có thể giúp chúng ta xóa bỏ tư tưởng ưa thích con trai và tình trạng lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, cũng giống như Mục tiêu phát triển bền vững đã đề cập “không ai bị bỏ lại phía sau”. Chúng ta cũng sẽ không để bất kỳ trẻ em gái nào bị bỏ lại phía sau".
Hay như: “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cần là ưu tiên đối với tất cả mọi người. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể đảm bảo tất cả mọi người đều là một phần trong quá trình phát triển bền vững của đất nước và không ai bị bỏ lại phía sau".
Bà Naomi Kitahara đại diện UNFPA trao nhiều thiết bị chăm sóc sức khỏe cho các cơ sở y tế tại Việt Nam. Ảnh: UNFPA |
Bà Kitahara Naomi là người đã dành nhiều thiện cảm với các bé gái Việt Nam, bà luôn tạo điều kiện để các em học sinh nữ tại Hà Nội có cơ hội làm cộng tác viên với UNFPA để các em có thể phát triển năng lực học tập và trở thành những công dân toàn cầu ưu tú. Hiện nay, văn phòng UNFPA tại Việt Nam có hơn 10 học sinh nữ là cộng tác viên của nhiều dự án về trẻ em đang triển khai.
Vào năm 2020, bà Naomi Kitahara đã nhận được bằng khen của Chính phủ Việt Nam, Tổng Cục Dân số Việt Nam và nhiều ban ngành vì những nỗ lực trong việc thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ cũng như công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân Việt Nam.
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng Ngày 10/3, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, đã diễn ra tọa đàm với chủ đề "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng" bên cạnh diễn đàn “Thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững từ góc độ bình đẳng giới”. |
Năm nữ đại sứ tại Việt Nam cùng khởi xướng diễn đàn bình đẳng giới và phát huy sức mạnh phụ nữ Ngày 9 tháng 3, tại Đại sứ quán Cộng hòa Bulgaria tại Việt Nam, năm nữ Đại sứ của Na Uy, Hà Lan, Cộng hòa Bulgaria, Canada và Thụy Điển tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện kết nối phụ nữ vì mục tiêu bình đẳng giới và phát huy sức mạnh phụ nữ. |
-