Bước tiến vượt bậc của Trung Quốc về đường sắt cao tốc

2025-01-17 20:38:19
30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc: Tin cậy chính trị, hợp tác hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN và Trung Quốc vừa nhất trí thiết lập là minh chứng cho thành quả hợp tác 30 năm qua, trên cơ sở tin cậy chính trị, hợp tác hữu nghị và toàn diện, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bước sang giai đoạn phát triển mới
Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước thăm chính thức Trung Quốc.

Công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc thông minh

Tuyến đường sắt cao tốc vượt biển đầu tiên của Trung Quốc với tốc độ tối đa lên tới 350km/h đã đi vào vận hành, nối các thành phố Phúc Châu, Hạ Môn và Chương Châu ở tỉnh Phúc Kiến.

Tuyến đường sắt này chính là ví dụ điển hình cho sự phát triển trong công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc thông minh của Trung Quốc. Công trình bắt đầu từ tháng 9/2017, hoàn thành lắp đặt và kết nối toàn tuyến vào tháng 8/2022, vượt qua các bài kiểm tra tĩnh vào tháng 2/2023, đi vào vận hành ngày 28/9/2023. Tuyến đường sắt được tích hợp nhiều công nghệ thông minh khác nhau, bao gồm điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, hệ thống thông tin địa lý GIS, mô hình thông tin số (BIM), hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu, để thiết lập một chuẩn mực mới cho công trình xây dựng đường sắt cao tốc.

Tuyến đường sắt cao tốc vượt biển đầu tiên của Trung Quốc dài 277 km đi qua các thành phố ven biển của tỉnh Phúc Kiến

Trong quá trình xây dựng, các kỹ sư đã áp dụng công nghệ tạo lập mô hình mới nhất dựa trên thông tin kỹ thuật số, để tích hợp quản lý toàn bộ quá trình xây dựng tuyến đường sắt từ khâu thiết kế, thi công đến vận hành. Ngoài ra, các kỹ sư còn áp dụng hệ thống vệ tinh điều hướng BeiDou, robot thông minh và vật liệu thân thiện với môi trường.

Tuyến đường sắt cũng được trang bị hệ thống điều phối, điều khiển thông minh nhằm đảm bảo các chuyến tàu vận hành hiệu quả, đúng giờ và có thêm hệ thống phân tích dữ liệu lớn nhằm theo dõi và báo cáo phòng trường hợp xảy ra thiên tai, đảm bảo các chuyến tàu vận hành an toàn.

Tuyến đường sắt cao tốc này là một bộ phận quan trọng trong mạng lưới đường sắt "8 dọc 8 ngang" của Trung Quốc, tạo thành một tuyến đường sắt cao tốc ven biển lớn nối liền 3 tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông, kết nối chặt chẽ 3 khu vực kinh tế lớn gồm bờ biển phía Tây eo biển Đài Loan, đồng bằng sông Dương Tử và khu vực vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macao.

Trung Quốc gần đây thông báo chi tiết kế hoạch biến Phúc Kiến thành vùng phát triển tích hợp với Đài Loan – hòn đảo thuộc Trung Quốc nằm đối diện tỉnh này. Trung Quốc hy vọng tăng cường kết nối giao thông sẽ tạo ra những cơ hội đầu tư mới và giúp việc đi lại dễ dàng hơn.

Tuyến đường sắt cao tốc được thiết kế đạt vận tốc tối đa 350km/h và giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Phúc Châu-Hạ Môn xuống chỉ còn 55 phút, thay vì gần 2 tiếng như trước đây. Trung Quốc hy vọng tuyến đường sắt sẽ tăng cường cơ hội đầu tư và tạo thuận lợi cho việc đi lại.

85 cây cầu vượt qua các vịnh biển

Tuyến đường sắt được xem là niềm tự hào của Trung Quốc bởi phản ánh trình độ kỹ thuật cao cấp của những kỹ sư đường sắt của đất nước tỷ dân. Đây là một siêu dự án khi phải xây dựng tới 85 cây cầu vượt qua các vịnh biển. Trong đó, những vịnh An Hải, Mi Châu, Tuyền Châu được các kỹ sư đánh giá là cực kỳ khó để xây dựng. Là tuyến đường sắt vượt biển nhanh nhất thế giới, sẽ chỉ mất 98 giây để vượt qua cầu Vịnh An Hải dài 9,5 km.

Cầu vượt biển vịnh Tuyền Châu là một dự án quan trọng, khó thi công bậc nhất. Cầu có tổng chiều dài 16,34 km, chiều dài vượt biển 11,15 km, lớp dưới là đường sắt cao tốc hai làn chuyên dụng với tốc độ 200 km/h, lớp trên là đường hai chiều độc lập, đường cao tốc 6 làn xe với tốc độ 100 km/h.

Anh Chen Chengyi, người lái tàu cao tốc Phục Hưng G9801 khởi hành tại ga đường sắt phía Nam Phúc Châu ngày 28/9.

Phần khó khăn nhất của việc thi công là đảm bảo tàu cao tốc chạy ổn định trên cầu bất chấp môi trường biển phức tạp. Những cây cầu được áp dụng nhiều công nghệ và vật liệu tiên tiến để giải quyết thách thức. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã kết hợp thiết kế sàn bê tông và dầm thép ở hai cây cầu dây văng trên vịnh Tuyền Châu và vịnh An Hải để giảm biến dạng. Vật liệu graphene đã được sử dụng để giúp các cây cầu chống ăn mòn trong hơn 30 năm, đồng thời cho biết thêm rằng các đoàn tàu sẽ có thể chạy ở tốc độ tối đa ngay cả khi có gió 70 km/h.

Đặc biệt, tuyến đường sắt vượt biển này có nhiều đoạn sử dụng dầm cầu dài 40m và nặng 1.000 tấn, tương đương trọng lượng của 3 chiếc máy bay Airbus A380. Quá trình thi công tuyến đường sắt này phải nhờ đến cả sự trợ giúp của máy dựng dầm cầu Côn Lôn - Siêu cỗ máy nặng 1.000 tấn duy nhất trên thế giới - là thiết bị nâng, vận chuyển cầu đường sắt tốc độ cao linh hoạt nhất ở Trung Quốc. Dựa vào cỗ máy này, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng cầu vượt biển vịnh Mi Châu chỉ trong 218 ngày.

Tính đến tháng 6/2022, Trung Quốc đang vận hành khoảng 42.000 km đường sắt cao tốc, trong đó có gần 3.200km có vận tốc thiết kế 350km/h.
Lễ trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Huân chương Hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Chiều 31/10, Lễ trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Huân chương Hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được tổ chức trọng thể tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh.
Thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Bình Định với các địa phương, đối tác của Trung Quốc
Mới đây, Lãnh đạo tỉnh Bình Định cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành đã tiếp đoàn công tác do bà Đổng Bích Du - Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Đà Nẵng làm trưởng đoàn. Tại đây, bà Đổng Bích Du cam kết tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng và tỉnh Bình Định, phát huy vai trò cầu nối, thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Bình Định với các địa phương, đối tác của Trung Quốc.

Nguồn bài viết : Trên đường Pitch

Top