SÁCH HAY THỐNG KÊ

Hợp tác địa phương - bộ phận cấu thành quan trọng của quan hệ Việt-Trung

2024-12-20 18:55:58
Đối ngoại nhân dân là một trụ cột vun đắp tình hữu nghị Việt-Trung
Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt - Trung qua kênh nhân dân

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, khẳng định quan điểm trên trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt – Trung lần thứ 10, diễn ra sáng 13/11 tại Hà Nội.


Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Trong thời gian qua, với sự nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ Việt Nam–Trung Quốc tiếp tục phát triển tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phó Thủ tướng đánh giá, trong thời gian qua, với sự nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ Việt Nam–Trung Quốc tiếp tục phát triển tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hợp tác trên tất cả các lĩnh vực không ngừng được thúc đẩy và đi vào chiều sâu; trao đổi đoàn các cấp, các ngành, các địa phương hai bên diễn ra thường xuyên với nhiều kết quả thiết thực.

Đặc biệt, chuyến thăm Trung Quốc có ý nghĩa lịch sử của đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10/2022 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, Phó Thủ tướng phát biểu.

Về hợp tác giữa các địa phương, Phó Thủ tướng cho rằng với đặc trưng gần gũi về địa lý, quan hệ hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với tỉnh Vân Nam đã hình thành và phát triển một cách tự nhiên trên nền tảng tình hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời giữa nhân dân hai bên và không ngừng được củng cố, vun đắp bởi các thế hệ tiền bối cách mạng và lãnh đạo hai nước.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Hải Minh

Theo Phó Thủ tướng, các cơ chế hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy phát triển các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, tăng cường kết nối hạ tầng, mạng lưới giao thông, logistics; đẩy mạnh hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, củng cố đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

Đánh giá rất cao quyết tâm mạnh mẽ của tỉnh Vân Nam nhằm thúc đẩy hợp tác với các địa phương Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, Phó Thủ tướng khẳng định về phía Việt Nam, lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho các địa phương khu vực phía bắc phát triển nhanh, bền vững và tăng cường hợp tác với các địa phương của Trung Quốc, trong đó có tỉnh Vân Nam.

Thời gian tới, dù hai bên còn nhiều việc phải làm, có những khó khăn, thách thức phải vượt qua, Phó Thủ tướng tin tưởng hai bên có cơ sở vững chắc và đang đứng trước những cơ hội lớn để thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt-Trung, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh và không gian hợp tác giữa hai bên.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng cho rằng cùng với việc chú trọng phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có, Việt Nam và Trung Quốc cần cùng nghiên cứu, trao đổi để thiết lập các khuôn khổ, mô hình hợp tác mới phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện và ưu tiên phát triển của các địa phương hai bên, nhằm tạo ra những bước đột phá trong hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư.

Hai nước cần đẩy nhanh kết nối hạ tầng giao thông, nhất là đường bộ và đường sắt khu vực biên giới; mở rộng hợp tác văn hóa - du lịch; đẩy mạnh giao lưu nhân dân giữa các địa phương, nhất là thế hệ trẻ, Phó Thủ tướng gợi mở.

Cùng với đó, hai bên cần tăng cường hợp tác để quản lý tốt và sử dụng an toàn, hiệu quả, bền vững nguồn nước; góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực; bảo đảm sinh kế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân hai bên.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Hải Minh

Đồng thời, hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để củng cố vững chắc đường biên giới hòa bình, hữu nghị; đẩy nhanh việc mở mới, nâng cấp một số cửa khẩu phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển cho từng thời kỳ; tạo thuận lợi hơn nữa cho nhân dân khu vực biên giới an cư, lạc nghiệp và tăng cường giao thương.

Các địa phương cần quyết tâm cao hơn nữa, chủ động và sáng tạo hơn nữa để góp phần thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, nỗ lực không ngừng để củng cố, vun đắp cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc phát triển ngày càng bền vững.

Cơ chế Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) được thành lập từ năm 2002 với mục đích trao đổi, thúc đẩy hợp tác trên đa dạng các lĩnh vực: Kinh tế - thương mại, giao thông vận tải, văn hóa, giáo dục, du lịch, y tế…

Với chủ đề "Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành phố hành lang kinh tế Việt - Trung nhằm phát triển kinh tế trong tình hình mới", Hội nghị năm nay hướng tới mục tiêu tiếp tục phát huy hiệu quả và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các địa phương, đề ra các nội dung hợp tác thực chất, có tính khả thi cao, phù hợp với yêu cầu phát triển và tiềm năng, lợi thế của các bên.

Trong khuôn khổi Hội nghị, sẽ có các hoạt động: Lễ khai mạc; phiên toàn thể; các phiên thảo luận chuyên đề: Đầu tư, thương mại; văn hóa, y tế, giáo dục, du lịch; giao thông vận tải, logistic; lễ bế mạc. Các hoạt động bên lề gồm có: Tiệc chiêu đãi chính thức; lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp; chương trình khảo sát thực địa và tham quan Hà Nội.

Các địa phương của hai nước Việt Nam, Trung Quốc chia sẻ cơ hội hợp tác xuyên biên giới
Hợp tác địa phương Việt Nam - Nhật Bản ngày càng sôi động

Top