Năm Việt Nam - Italy 2023: Mốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Mới đây, tại tòa thị chính thủ đô Rome, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã tổ chức cuộc họp báo giới thiệu Năm Việt Nam - Italy 2023 với chủ đề “Trân trọng - Hiểu biết - Hợp tác”, đồng thời thông báo kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (23/3/1973-23/3/2023) và 10 năm Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Italy (1/2013-1/2023). |
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Thụy Sĩ Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh thế thế giới (WEF) tại Davos, sáng 16/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà hội đàm với Ủy viên Hội đồng liên bang, Bộ trưởng Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Thụy Sĩ Guy Parmelin. |
Năm 2022 khép lại với nhiều dấu ấn đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Nhân dịp kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 – 18/1/2023) và Tết cổ truyền Quý Mão 2023, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba chia sẻ với phóng viên VOV về quan hệ hai nước và những dự định trong năm 2023 nhằm thúc đẩy hợp tác song phương.
Phóng viên VOV phỏng vấn Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Hùng Ba (bìa phải) (Ảnh: Trung Hiếu). |
PV: Việt Nam và Trung Quốc là nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai nước đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác nhằm định hướng cho quan hệ song phương trong chặng đường sắp tới. Vậy xin Đại sứ cho biết, hai nước sẽ tập trung thúc đẩy những lĩnh vực gì để đạt được nhận thức chung do hai Tổng Bí thư đã đề ra?
Đại sứ Hùng Ba: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp, có ý nghĩa quan trọng, thể hiện đầy đủ cao độ và tính chất đặc biệt trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước.
Đầu tiên, tôi muốn nói về tính chất đặc biệt của chuyến thăm này. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Trung Quốc sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc và đây cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ hai, trong chuyến thăm này, hai bên đã đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng, đặc biệt việc hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai Đảng trực tiếp gặp gỡ trao đổi có ý nghĩa vô cùng lớn, mang tính định hướng đối với sự phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước từ nay về sau. Hai bên xác định tiếp tục kiên trì sự lãnh đạo chính trị chiến lược của lãnh đạo cao nhất hai Đảng đối với quan hệ hai nước, khẳng định ủng hộ nhau vững bước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN), ủng hộ nhau thực hiện mục tiêu phát triển chung và dài hạn đã được hai Đảng xác định trong Đại hội XX Đảng Cộng sảnTrung Quốc và Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai bên cũng đã ra Tuyên bố chung và ký 13 Văn kiện hợp tác. Không nghi ngờ gì nữa, chuyến thăm đã cực kỳ thành công và được nhân dân hai nước ủng hộ, dư luận quốc tế chú ý.
Tiếp theo, để hiện thực hóa những thành quả của chuyến thăm, điều quan trọng nhất đúng như hai Tổng Bí thư đã nhấn mạnh là phải kiên trì định hướng chính trị đúng đắn. Đó là tiếp tục ủng hộ nhau vững bước con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), kiên trì sự lãnh đạo của hai Đảng bởi đó là con đường hai Đảng, nhân dân hai nước chúng ta đã tìm được sau chặng đường dài đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc. Như Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói thì chúng ta đã phải đổi bằng sinh mạng và máu. Đây là gốc cho sự phát triển của cả hai nước chúng ta, giữ gìn điều đó là rất quan trọng. Thứ hai, cần chuyển hóa nhận thức chính trị của lãnh đạo cấp cao hai Đảng thành nhận thức chung của tất cả các bộ, ngành, địa phương, mọi tầng lớp trong xã hội hai nước. Để làm được điều này, hai bên nhất trí cần tiếp tục duy trì tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao. Trong năm 2023, sẽ có các cuộc hội đàm cấp cao, hội thảo nghiên cứu, đào tạo cán bộ. Các cơ quan đảng, chính phủ, quân đội, hành pháp, hữu nghị đều sẽ nỗ lực để hiện thực hóa thành quả của chuyến thăm. Ngoài ra, hai bên cần tăng cường hợp tác thương mại. Chúng ta có điều kiện tuyệt vời để hợp tác trong lĩnh vực này và vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển.
Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước có sức ảnh hưởng quan trọng ở khu vực và trên thế giới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói: Việt Nam chưa bao giờ có địa vị và ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế như hiện nay. Trung Quốc ủng hộ và mong chờ Việt Nam có vị thế lớn hơn trong khu vực và toàn cầu. Mong rằng hai nước sẽ có sự hài hòa trong các vấn đề khu vực cũng như các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc. Trung Quốc và Việt Nam có nhiều lợi ích chung, cả hai nước đều nhất trí cần đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực, tăng cường hợp tác Trung Quốc-ASEAN mà Việt Nam là một thành viên. Tóm lại, để hiện thực hóa chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta sẽ có rất nhiều việc phải làm.
Chân dung Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Hùng Ba (Ảnh: Trung Hiếu). |
PV: Nhân dân hai nước Việt-Trung vốn có nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi cả về mọi mặt. Đại sứ có thể chia sẻ về những dự định năm 2023 này nhằm thúc đẩy hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước?
Đại sứ Hùng Ba: Trước hết, việc Trung Quốc và Việt Nam thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư có nhiều điều kiện thuận lợi. Chúng ta là láng giềng núi liền núi, sông liền sông, giao thông đi lại vô cùng thuận tiện. Trong quá trình phát triển, hai nước có nhiều ưu thế có thể bổ sung cho nhau. Chiến lược phát triển của hai nước có nhiều điểm tương đồng. Hai bên đã đạt được những thành quả nổi bật trong lĩnh vực này.
Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam là hơn 230 tỷ USD. Đây là con số vô cùng ấn tượng, cao hơn con số kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với bất kỳ quốc gia châu Âu nào. Tôi đã từng giới thiệu với một số đại sứ các nước ở Việt Nam và họ đều vô cùng kinh ngạc vì kim ngạch thương mại của họ với Việt Nam thường chỉ vào khoảng vài chục tỷ USD, rất ít nước đạt con số trăm tỷ USD. Năm 2022, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, theo thống kê của phía Trung Quốc, kim ngạch thương mại đến hết tháng 11/2022 đạt 210 tỷ USD. Chúng tôi hy vọng con số của cả năm sẽ còn cao hơn.
Quan trọng hơn, Việt Nam đang thực hiện 3 mục tiêu của Đại hội XIII mà một trong số đó là trở thành một quốc gia phát triển thu nhập cao vào giữa thế kỷ này. Để làm được điều đó, ngoài mở rộng thương mại còn cần nhanh chóng thúc đẩy công nghiệp hóa, nâng cấp chuyển đổi công nghiệp, tăng cường khả năng hỗ trợ nội địa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy mới có thể xây dựng một nước Việt Nam hiện đại hóa, tự chủ. Trung Quốc khẳng định ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình này. Do vậy, hai Đảng và chính phủ hai nước cần tăng cường trao đổi chiến lược. Các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp hai nước cần tăng cường hợp tác và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Hiện nay, các điều kiện thuận lợi đang sẵn có. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay rất tốt, GDP tăng 8%. Chúng tôi tin và hy vọng xu thế này sẽ tiếp tục.
Giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân cũng là lĩnh vực hợp tác ưu thế của hai bên. Việt Nam và Trung Quốc vừa là đồng chí, vừa là anh em, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Quan hệ hữu nghị truyền thống được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo không ngừng vun đắp. Đây là tài sản vô cùng đáng quý. Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói phải tăng cường tuyên truyền cho thế hệ trẻ hai nước hiểu hơn về mối quan hệ hữu nghị truyền thống đáng quý này.
Lịch sử hai đảng, hai nước đã ủng hộ nhau trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Đến giờ, chúng tôi vẫn thường xuyên đến thăm An toàn khu Định Hóa ở Thái Nguyên, nơi từng đặt trụ sở của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại sứ quán Trung Quốc khi mới thành lập cũng được đặt tại vùng núi ở tỉnh Thái Nguyên. Đại sứ Trung Quốc đầu tiên đã trình quốc thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một ngôi nhà tranh ở đó. Đó là những tâm nguyện, sứ mệnh ban đầu mà chúng tôi luôn khắc ghi dù có đi bao xa chúng tôi cũng không quên được chặng đường đã đi qua.
Đến nay, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước vô cùng phong phú. Trước đại dịch Covid-19, số lượng người dân qua lại giữa hai bên đạt hơn 10 triệu, chưa kể việc đi lại ở khu vực biên giới. Riêng lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đã đạt 5,8 triệu lượt. Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch lớn, các điểm đến như là Vịnh Hạ Long, Nha Trang là những nơi mà du khách Trung Quốc đặc biệt yêu thích. Thời cơ phục hồi du lịch hai nước đang tới và Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ thoát khỏi bóng đen của đại dịch, hai nước sẽ tăng cường thúc đẩy giao lưu văn hóa, nhân dân, nâng cao nền tảng lòng dân trong phát triển quan hệ song phương. Đó là những biện pháp quan trọng để hiện thực hóa thành quả chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!/.
Chuyên gia Hong Kong (Trung Quốc): Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt dấu mốc mới cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Hong Kong sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30/10 - 1/11, chuyên gia Lý Minh Hán - người có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam, đồng thời là cố vấn cho bộ phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong” - nhận định chuyến thăm lần này có ý nghĩa rất đặc biệt, đặt dấu mốc mới cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. |
Đại sứ các nước lạc quan kỳ vọng vào hợp tác với Việt Nam năm 2023 "Một năm mới đang đến gần, Phái đoàn ngoại giao Mỹ rất vui mừng được đón năm mới cùng bạn bè, gia đình và các đối tác Việt Nam. Năm đầu tiên của tôi với tư cách là Đại sứ thật bận rộn, nhưng cùng nhau chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu tuyệt vời trong năm 2022", Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã phát biểu bằng tiếng Việt trong một đoạn video gửi đến báo chí nhân dịp Tết Dương lịch 2023. |