Số liệu thống kê

Thúc đẩy khu kinh tế cộng hưởng TP.HCM +6 hậu COVID-19

2024-12-21 12:10:01
Hà Tĩnh và Bolikhamsai, Khammouane (Lào) thúc đẩy hợp tác chống dịch và phát triển kinh tế
Chiều 18/12, Hội nghị cấp cao thường niên năm 2021 giữa Hà Tĩnh (Việt Nam) và Bolikhamsai, Khammouane (Lào) đã diễn ra tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng, chống dịch COVID-19 và hợp tác phát triển trên mọi mặt về kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh trật tự cho các tỉnh biên giới.
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cầu Treo để thúc đẩy kinh tế Hà Tĩnh và Bôlykhămxay hậu COVID-19
Hà Tĩnh và Bôlykhămxay đã đề ra những giải pháp về kinh tế, thương mại để đưa quan hệ giữa hai tỉnh thành đơn vị mẫu, điển hình về hợp tác hữu nghị, truyền thống đặc biệt giữa hai nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào.

Theo GS.TS Vũ Minh Khương sức phát triển của một địa phương cũng như một quốc gia dựa trên ba động lực trụ cột - Xúc cảm, Khai sáng, và Kiến tạo. Xúc cảm là sức mạnh tinh thần tiềm tàng. Nó có được từ lo lắng về sự sống còn, từ khát vọng vươn tới tương lai tươi sáng, và từ ý thức trách nhiệm với thế hệ mai sau. Khai sáng là nỗ lực truy tìm và tiếp thụ tinh hoa tri thức của nhân loại và thời đại. Kiến tạo là khả năng không ngừng xây dựng và nâng cấp nền móng và thực lực phát triển, mạnh lên từ ứng đáp với thách thức, đi nhanh hơn từ nhạy bén, nắm bắt cơ hội và xu thế thời đại, hiệu quả và hiệu lực hơn từ gắn kết cộng hưởng.

Nâng tầm quản trị với chiến lược phát triển bền vững trong thời đại số là bước đi đầu tiên, có tính quyết định để Thành phố Hồ Chí Minh gia cường mạnh mẽ và sống động cả ba động lực phát triển trụ cột: Xúc cảm, Khai sáng, và Kiến tạo.

GS.TS Vũ Minh Khương

Theo đề xuất này, Thành phố Hồ Chí Minh nên bắt đầu bằng các nội dung được triển khai đồng bộ như sau:

Thứ nhất, Tập hợp chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp, hiệp hội để cùng Thành phố Hồ Chí Minh hoạch định chiến lược nắm bắt cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển bền vững. Nỗ lực này cần khai thác tối đa sự đóng góp của toàn dân, đặc biệt là các doanh nghiệp hàng đầu. Lãnh đạo thành phố nên mời một nhóm cố vấn với thành phần là lãnh đạo một số doanh nghiệp hàng đầu và một số chuyên gia chiến lược có uy tín. Nhóm này sẽ giúp lãnh đạo thành phố không chỉ trong hoạch định chiến lược mà còn giám sát và tư vấn dựa trên các báo cáo định kỳ (có thể là hàng quí) về kết quả quá trình triển khai thực hiện. Thành phố Hồ Chí Minh cần định vị chiến lược là địa phương đi hàng đầu và sâu rộng về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, và phát triển đô thị bền vững (đặc biệt là nhà ở xã hội, giao thông công cộng, y tế, môi trường, và giáo dục).

Thứ hai, xây dựng mô hình quản trị hiện đại, trong đó cấu trúc tổ chức và vai trò trách nhiệm của cán bộ được phân định rõ. Đặc biệt, cấu trúc phòng vệ ba lớp (rào giậu kỹ, phát hiện kịp thời, và kiểm toán chiến lược) sẽ giúp cán bộ thành phố có thể toàn tâm toàn ý dốc lòng cho nhiệm vụ với sự tin tưởng và yểm trợ cao nhất của hệ thống. Mô hình quản lý hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh thiếu tầm quản trị hiện đại làm cán bộ thụ động, ngại trách nhiệm, thiếu tính chủ động, quả cảm và quyết đoán.

Thứ ba, trong triển khai thực hiện hành động, Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các cán bộ chủ chốt ở các cấp báo cáo các sáng kiến hành động đã thực hiện trong quí và kế hoach cho quí tiếp theo. Đồng thời, lãnh đạo có báo cáo thường niên với nhân dân theo phương cách mà mà các công ty niêm yết hàng đầu báo cáo cho cổ đồng.

Khu chế xuất và Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ tư, Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác mạnh mẽ với các đối tác để tập hợp và chia sẻ dữ liệu kinh tế - xã hội, giúp tăng hiệu quả trong quyết định và quyết sách của Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp. Dữ liệu này cũng là cơ sở để Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng các bộ chỉ số giám sát tiến bộ trong nỗ lực cải cách và phát triên của mình.

GS.TS. Vũ Minh Khương nhấn mạnh và khuyến nghị TP.HCM có thể xin phép Trung ương để xúc tiến bàn với 6 tỉnh phụ cận là Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh để hình thành nên một khu kinh tế cộng hưởng.

Dẫn chứng kinh nghiệm từ Trung Quốc, GS.TS. Vũ Minh Khương cho rằng, khi hình thành các khu kinh tế cộng hưởng (ví dụ: Vùng vịnh Quảng Đông - Hồng Kông - Macao (Trung Quốc)); Vùng Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc) đem lại ba lợi ích rất lớn là, đặc biệt là: Thúc đẩy sự chuyên sâu và bổ trợ hiệu quả giữa các địa phương trong vùng; Sự dịch chuyển nguồn lực theo vùng cộng hưởng sẽ tạo nên giá trị cao không chỉ về năng suất mà cả nền tảng chiến lược; Giúp cả vùng và mỗi địa phương thuận lợi hơn trong định vị quốc tế, thu hút đầu tư, và thúc đẩy hoàn thiện hệ thống hạ tầng của một nền kinh tế hiện đại, dựa trên hiệu quả, sức sáng tạo, và chuyển đổi số.

Theo bảng thống kê dưới đây, vùng kinh tế này với tổng số 20 triệu dân và 23.000 km2 diện tích, tạo ra trên 35% GDP của cả nước (100 tỷ USD năm 2019). Nỗ lực đột phá của Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh trong vùng kinh tế cộng hưởng, do vậy sẽ tạo ra sức mạnh đặt biệt lớn cho cải cách phát triển của Việt Nam trong các năm tới.

Theo góc nhìn cá nhân, GS.TS. Vũ Minh Khương nghĩ TP.HCM nên tổ chức một chuỗi thảo luận về đề án xây dựng khu kinh tế cộng hương HCMC+6. Tham gia các cuộc hội thảo này là lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phù cận, lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu trên địa bàn, lãnh đạo các hiệp hội, các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế, và các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực quy hoạch chiến lược.

Theo hướng này, Thành phố Hồ Chí Minh cần lập một tổ công tác với những cán bộ ưu tú để chuẩn bị các khâu tổ chức thực hiện; đặc biệt là trong lắng nghe ý kiến chuyên gia để hình thành ý tưởng cho đề án và xây dựng kế hoạch hành động.

Ông Danny Võ Thành Đăng (kiều bào Singapore, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài) đề xuất, cần xây dựng, quảng bá thương hiệu TP.HCM vươn lên trở thành một “Megacity” (siêu đô thị) mới của thế giới.

Ông Võ Thành Đăng cho rằng, văn hóa là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư và thu hút con người. Để xây dựng văn hóa của thương hiệu thành phố, ban lãnh đạo cần thường xuyên tạo ra sự giao lưu, kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như giữa những người dân đến từ nhiều quốc gia, vùng miền với nhau, xây dựng môi trường giao lưu thoải mái, công bằng nhất, khiến họ đến với TP.HCM mà như cảm thấy đang ở quê hương mình.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh nâng cao nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, sáng tâm đức; xây dựng bộ máy lãnh đạo luôn Tiên phong trong mọi hành động, Tử tế trong đối nhân xử thế, Thấu cảm với nhân dân, Tỉnh thức trong công việc, Tích cực giao tiếp với tinh thần lạc quan, và tiệm cận với xu thế Toàn cầu trong giai đoạn bình thường mới. Có như thế mới giúp giữ chân các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài và cả những người dân gắn bó và cống hiến cho thành phố. Đây là cách để Thành phố Hồ Chí Minh tạo dựng thương hiệu bền vững.

Ông Danny Võ Thành Đăng nêu ra công thức 4C giúp xây dựng thương hiệu mạnh: Clear (Sự rõ ràng), Consistent (Tính đồng nhất), Conviction (Sức thuyết phục) và Class (Tính ưu việt).

Những đề xuất nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Malaysia
Quan tâm tới giới trẻ, cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nối lại các hợp tác bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch ngay khi tình hình cho phép như mở cửa lại du lịch nội địa và quốc tế, nối lại đường bay, tăng số lượng và đơn giản hóa các thủ tục tiếp nhận lao động Việt Nam tại Malaysia… là những đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn do Covid-19 gây ra và phát triển kinh tế đạt mục tiêu đề ra giữa Việt Nam và Malaysia.
Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi đẩy mạnh hợp tác kinh tế Bình Dương - Yamaguchi (Nhật Bản)
Từ mối quan hệ tốt đẹp giữa người dân với người dân, từ việc kết nghĩa giữa tỉnh với tỉnh, Bình Dương (Việt Nam) và tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) đã xây dựng nhiều dự án, hợp tác kinh tế mang lại hiệu quả cao, thiết thực. Đây là một trong những điển hình phát triển kinh tế trên nền tảng bền chặt từ công tác đối ngoại nhân dân, ngoại giao văn hóa, chính trị.

Top