Xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh quan điểm này khi phát biểu chỉ đạo Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào sáng 14/12. |
Đã đưa gần 200.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước an toàn Theo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiện nay, nhu cầu của người Việt Nam về nước đang ở mức cao do Tết Nguyên đán tới gần, đồng thời nhiều trường hợp người lao động, người đi công tác, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài đã hết hạn thị thực mong muốn được về nước. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, đã có hơn 800 chuyến bay chở gần 200.000 công dân Việt Nam về nước an toàn. |
"Cộng đồng người Việt Nam ở Châu Âu có mạng lưới trung tâm thương mại và tập đoàn xuất nhập khẩu mạnh, chuỗi cung ứng trải rộng trên nhiều vùng khác nhau của thị trường Châu Âu. Các trung tâm tạo ra sự kinh doanh ổn định của cộng đồng người Việt tại nước sở tại. Mỗi một trung tâm thương mại là một trung tâm bán buôn lớn, hàng hoá đi các nơi trong khu vực. Ngoài ra, các trung tâm thương mại của người Việt cũng là nơi maketing, cầu nối để các doanh nghiệp nước ngoài đi vào Việt Nam", ông Hoàng Mạnh Huê (kiều bào Ba Lan), Chủ tịch Liên hiệp các Hội Doanh nhân Việt Nam ở Châu Âu trao đổi về những giải pháp nhằm tăng cường, huy động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiêu thụ các sản phẩm thương hiệu Việt.
Tập đoàn Tamda Foods của kiều bào Việt ngày càng lớn mạnh tại CH Czech. |
Ông Huê cũng cho biết các trung tâm thương mại của người Việt tại Châu Âu là một thành công lớn, một niềm tự hào chứng tỏ tầm nhìn, sự trưởng thành, khả năng hội nhập của cộng đồng người Việt vào các nước sở tại.
Theo ông Huê, cho tới nay, hệ thống phân phối hàng Việt Nam ở một số quốc gia châu Âu đã phát triển tương đối vững chắc, là cơ sở để đẩy mạnh việc quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam ở sở tại. Tuy nhiên, hệ thống này chưa được phát huy toàn diện, hiệu quả do những hạn chế về nguồn lực của doanh nghiệp trong nước và chất lượng sản phẩm. Ông hy vọng vấn đề này sẽ được cải thiện trong thời gian tới, với việc đẩy mạnh sự kết nối giữa doanh nghiệp kiều bào và doanh nghiệp trong nước.
Bà Nguyễn Thị Thanh - Chi hội trưởng Chi hội Doanh nhân quốc tế Việt Âu cho biết, Chi hội Doanh nhân quốc tế Việt Âu được thành lập trước thềm Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU) – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực. Với mạng luới hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia kết nối kinh doanh, thời gian tới, chi hội sẽ đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nhằm chuẩn hóa các mặt hàng vào thị trường Tây Âu, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến xuất khẩu, tạo cầu nối để doanh nghiệp trong nước tiếp cận nhiều hơn với các đối tác EU.
Ông Hoàng Xuân Bình, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan đề xuất, trong thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp kiều bào nên thành lập các cơ sở giúp doanh nghiệp trong nước giám định sản phẩm, tư vấn hoàn thiện chất lượng sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là 2 vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thường mắc phải, nhất là với thị trường có yêu cầu cao như EU. Ngoài ra, 2 năm qua, do đại dịch Covid-19, xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đơn hàng bị kéo dài thời gian, thậm chí bị hủy bỏ. Để tránh tình trạng này tiếp tục xảy ra, cộng đồng doanh nghiệp kiều bào cần phối hợp với trong nước thành lập cơ sở đóng gói tại điểm cuối, mở rộng các trung tâm cung ứng sản phẩm nhằm giảm giá thành sản phẩm cũng như thời gian phân phối hàng hóa. Các hiệp hội doanh nghiệp cũng nên lập danh sách các công ty xuất khẩu hằng năm để doanh nghiệp kiều bào có thể tham khảo và kết nối hợp tác.
Trên đây là những đề xuất của các kiều bào trong Tọa đàm “Doanh nhân kiều bào với mạng lưới tiêu thụ hàng Việt Nam ở nước ngoài” được tổ chức ngày 13/10 trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi và khó khăn, thách thức và thời cơ đan xen. Việc triển khai mục tiêu kép về phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội cùng sự ra đời của các Hiệp định thương mại thế hệ mới đã đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước.
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng thời cơ, sớm phục hồi thông qua trao đổi thông tin và tạo cơ hội hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt, thể hiện nỗ lực thay đổi cách tiếp cận đối với công tác xúc tiến thương mại, quảng bá hàng Việt Nam ở nước ngoài và việc triển khai Quyết định số 1797/QĐ-TTg ngày 12/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024” trong tình hình mới.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) mong muốn mạng lưới doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan trong nước tiếp tục tăng cường hợp tác trong tương lai: "Chúng tôi mong muốn được phối hợp với các doanh nghiệp kiều bào ở nước ngoài, cùng nhau khai thác các nền tảng thương mại của người Việt để xúc tiến đưa sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài, trong đó có những thị trường trọng điểm. Tôi tin với sự giúp đỡ tích cực của các doanh nhân kiều bào ở nước ngoài, các sản phẩm Việt Nam được tiến sâu, vươn xa, khẳng định được sự vững chắc tại nhiều thị trường trên thế giới. Từ đó đem lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, người nông dân trong nước".
Vải thiều được đóng gói đẹp mắt, thu hút người tiêu dùng và phục vụ nhu cầu “xuất ngoại”. |
Tổ chức, doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài đã trao đổi về tình hình, thực trạng hoạt động của các cơ sở tiêu thụ, phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài; những giải pháp và kinh nghiệm thực tế trong công tác quảng bá hàng Việt Nam ở nước ngoài; cũng như nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, hải sản, giày, dép và hàng may mặc từ Việt Nam.
Cũng theo ông Phú, các doanh nghiệp kiều bào sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các nhà nhập khẩu nước sở tại để đưa sản phẩm Việt Nam vào hệ thống phân phối một cách ổn định, bền vững. Đồng thời, doanh nghiệp kiều bào ủng hộ chương trình thương hiệu quốc gia, để mỗi cá nhân là một đại diện quảng bá thương hiệu Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Là cơ quan phụ trách công tác xúc tiến thương mại, ông Bá Phú cho biết, Cục Xúc tiến Thương mại sẵn sàng hỗ trợ, kết nối các thương hiệu Việt Nam với đơn vị nhập khẩu sở tại và cung cấp thông tin, nhận định, đánh giá xu hướng của thị trường để thúc đẩy quá trình đưa các sản phẩm Việt Nam vào hệ thống phân phối ở nước ngoài.
Ông Peter Hồng (kiều bào Úc), Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ về kinh nghiệm tổ chức Triển lãm hàng hóa Việt Nam ở các nước. Theo ông, rút kinh nghiệm từ 2 cuộc triển lãm hàng hoá Việt Nam tại Hàn Quốc và Thái Lan năm 2020 của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, có thể nói, đơn vị đăng cai triển lãm hàng hoá đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức triển lãm hàng hoá tại các nước. Ngoài ra, theo ông cần quan tâm đến chất lượng hàng hoá khi mang sang nước ngoài triển lãm, nội dung chương trình khai mạc, bế mạc, kịch bản đến hậu trường giải quyết các sản phẩm...
Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu trân trọng những ý kiến đóng góp của các kiều bào và tin tưởng rằng những ý kiến, chia sẻ đã giúp các doanh nghiệp, cơ quan ban ngành có cơ hội để hiểu rõ hơn về mạng lưới tiêu thụ hàng hóa Việt Nam ở cộng đồng, trung tâm thương mại của người Việt Nam ở châu Âu, ở Thái Lan. Đặc biệt là những sáng kiến để đẩy mạnh đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài và tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp kiều bào.
"Đây là những chia sẻ quý báu, thể hiện tinh thần yêu nước, sẵn sàng kề vai sát cánh cùng Chính phủ đóng góp cho sự phát triển của quê hương nói chung, và đặc biệt là công tác đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ Việt Nam ra nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế đất nước", Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ sớm vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, tiếp tục đưa được ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ chất lượng của Việt Nam vào thị trường quốc tế, biến hàng hóa Việt Nam thành lựa chọn tin cậy và được biết đến rộng rãi hơn.
Đối ngoại mang hình ảnh Việt Nam tới nước bạn qua kênh truyền thông, thông tin Trong 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế, trong đó du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trước tình đó, công tác đối ngoại đã có những cách làm hiệu quả, có tác động tích cực đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội của địa phương, đặc biệt tác động tới phát triển du lịch của tỉnh khá rõ nét. |
Thành lập mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu Ngày 4/11, tại Paris, Cộng hòa Pháp đã diễn ra Lễ Công bố thành lập Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU). VINEU sẽ triển khai các hoạt động chính bao gồm: tư vấn-đào tạo; kết nối đầu tư-kinh doanh; phát triển cộng đồng trí thức khoa học và công nghệ. |