Số liệu thống kê

Lấy ý kiến đóng góp xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới

2024-12-21 12:59:45
Phát động Giải thưởng Thực hiện nguyên tắc trao quyền cho Phụ nữ (WEPs)
Ngày 19/5, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam phối hợp với tổ chức UN Women đã phát động giải thưởng Thực hiện Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ (WEPs).
Việt Nam là một trong số ít quốc gia coi bình đẳng giới là một nội dung xuyên suốt trong NDC
Ngày 28/4, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo tham vấn Thực trạng lồng ghép giới trong chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Sự kiện nằm trong khuôn khổ nghiên cứu “Đánh giá thực trạng lồng ghép giới trong chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam” thuộc dự án Tăng cường Quyền con người và Bình đẳng giới trong các Hành động về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai và Biến đổi khí hậu (EmPower) do Chính phủ Thụy Điển tài trợ và ủy thác qua Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women).

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ-TB&XH, phát biểu khai mạc Phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh việc ban hành Nghị định mới là thực sự cấp thiết, để đồng bộ hóa với Bộ luật Lao động và hệ thống pháp luật hiện hành. Đồng thời, khắc phục được những tồn tại, cũng như đảm bảo tối đa hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong thực tế cuộc sống.

Nghị định 55/2009/NĐ-CP hiện nay vẫn căn cứ vào những luật cũ, văn bản cũ đã hết hiệu lực thi hành. Một số nội dung của Nghị định này không phù hợp và không đồng nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) như: mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, việc phân định thẩm quyền xử phạt.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Molisa.gov.vn

Đồng thời, một số quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP lại nằm rải rác và có sự trùng lặp ở các văn bản quy phạm phát luật khác trong nhiều lĩnh vực, nhưng không thống nhất về mức phạt. Vì vậy, việc tiếp tục áp dụng Nghị định cũ khiến cho việc xử phạt trong lĩnh vực bình đẳng giới bị phức tạp, khó thực thi, gây lúng túng cho người có thẩm quyền xử phạt. Do đó, tại Quyết định số 126/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/1/2021, Thủ tướng đã giao Bộ LĐ-TBXH chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Dự thảo Nghị định mới thay thế cho Nghị định 55/2009/NĐ-CP sẽ khắc phục được những tồn tại, đảm bảo tối đa hiệu lực, hiệu quả của xử phạt vi phạm hành chính trong việc bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới.

Dự thảo Nghị định với 04 Chương, 23 Điều (giảm 01 Chương, 05 Điều so với Nghị định số 55/2009/NĐ-CP) sẽ xác định những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, những hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả, cũng như quy định rõ thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Tại Phiên họp, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn, thiết thực đối với các nội dung được nêu ra thảo luận, tập trung phát hiện những chống chéo trong quy định của Nghị định và những văn bản pháp luật khác liên quan, góp ý và đề xuất những nội dung cần làm rõ thêm của Dự thảo Nghị định.

Kết luận Phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà yêu cầu Ban Soạn thảo, tổ Biên tập khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến của các Đại biểu tại Phiên họp. Bên cạnh đó, Thứ trưởng yêu cầu Vụ Bình đẳng giới sẽ tiếp tục lấy ý kiến đóng góp từ các bên liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực bình đẳng giới để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Nghị định và đảm bảo hoàn thành Dự thảo đúng tiến độ được giao.

Sau 12 năm thực hiện Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Nghị định đã góp phần bảo đảm các quyền bình đẳng của nam và nữ, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định số 55/2009/NĐ-CP đã phát sinh những bất cập, hạn chế nhất định, đòi hỏi cần có một Nghị định mới, bám sát theo thực tiễn, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ hơn trong hệ thống pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính.
Bình đẳng giới và những góc khuất cần được xóa bỏ
Phụ nữ ngày nay bằng năng lực của mình đã thể hiện được bản lĩnh, tài năng không kém gì nam giới trong nhiều lĩnh vực.
Đưa nội dung bình đẳng giới vào giảng dạy từ 2025
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Chiễn lược đề ra trên cơ sở kế thừa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Theo đó, nội dung bình đẳng giới sẽ được đưa vào giảng dạy từ 2025 trở đi.
Top