Báo Điện tử Đảng Cộng Sản tổ chức phỏng vấn trực tuyến “Ngày hội của toàn dân” nhằm tuyên truyền về bầu cử Nhằm thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử, thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 14/5, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức cuộc phỏng vấn trực tuyến với chủ đề “Ngày hội của toàn dân”. |
Dự án hợp tác mới của Nhật Bản giúp Việt Nam hỗ trợ nhóm dân số yếu thế và dễ bị tổn thương vì COVID-19 Ngày 26/4 tại Hà Nội, Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam đã công bố một dự án hợp tác mới nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương. |
Theo TTXVN, Phiên họp trực tuyến của Ủy ban thường trực về Dân chủ và Nhân quyền của IPU thảo luận về chủ đề: Luật pháp trên toàn thế giới về chống bóc lột, lạm dụng tình dục trẻ em trên không gian mạng.
Các đại biểu cho rằng thế giới kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội về dân chủ và kinh tế. Việc sử dụng internet phổ biến trên toàn thế giới; kết nối internet ngày càng tốt và nhanh hơn. Tuy nhiên, mặt trái của sự bùng nổ internet là trẻ em ngày càng dễ bị tổn thương hơn vì các đối tượng, thành phần độc hại có thể dễ dàng tiếp cận trẻ em hơn qua không gian mạng.
Tháng 9/2019, Ủy ban Liên hợp quốc về Quyền trẻ em đã thông qua Hướng dẫn về chống bóc lột tình dục trẻ em và mua bán trẻ em trong thời đại kỹ thuật số.
Ủy ban kết luận, bất kể một số tiến bộ, vẫn còn khoảng trống pháp lý cấp quốc gia cần được khắc phục để chiến đấu hiệu quả hơn trên không gian mạng nhằm chống lạm dụng, bóc lột tình dục trẻ em. Đại dịch COVID-19 đã làm tăng nguy cơ trực tuyến đối với trẻ em do gia tăng sự cô lập xã hội và sự bấp bênh về kinh tế.
Các đại biểu đề nghị, Nghị quyết của Ủy ban cần tập trung vào cách thức mà các nghị viện có thể thúc đẩy, củng cố pháp luật ở cấp quốc gia về bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị lạm dụng tình dục trên không gian mạng.
Các đại biểu cũng trao đổi quan điểm về các phương pháp, cách làm hay nhất nhằm cải thiện việc thực thi pháp luật và việc sử dụng công nghệ, dữ liệu lớn để xác định thủ phạm lạm dụng, bóc lột tình dục trẻ em.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam dự phiên họp trực tuyến của Ủy ban thường trực về Dân chủ và Nhân quyền của IPU. Ảnh: Báo ĐBND |
Tham gia thảo luận tại phiên họp, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã nêu một số đề xuất nhằm hạn chế tình trạng khai thác, bóc lột tình dục trẻ em trên không gian mạng. Theo đó, cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em nói chung và pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nói riêng.
Chính phủ cần ban hành văn bản triển khai các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, có chính sách quan tâm đến đối tượng trẻ em yếu thế, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Với Chính phủ Việt Nam, cần khẩn trương ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, có giải pháp ngăn chặn kịp thời những thông tin xấu độc trên mạng có thể dẫn đến nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong giáo dục truyền thông hướng dẫn, quản lý, kiếm tra, thanh tra, giám sát sự tiếp cận, sử dụng môi trường mạng một cách an toàn, lành mạnh và thân thiện.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng nhấn mạnh, các cơ quan hữu quan cần tăng cường nghiên cứu xây dựng chiến lược, chương trình dài hạn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; nâng cao hợp tác quốc tế về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; phân công cụ thể cơ quan, đơn vị chủ trì trong quản lý các vấn đề liên quan đến sự an toàn của trẻ em trên môi trường mạng nhằm điều phối các bộ, ngành thúc đẩy hợp tác công - tư. Bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin, bảo vệ hình ảnh, thông tin về đời tư, bí mật cá nhân; quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ trẻ em tìm kiếm, thu nhận và phổ biến thông tin, bày tỏ ý kiến nguyện vọng.
Đồng thời, sớm đánh giá tổng kết về hệ thống pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm xâm hại trẻ em, trong đó có hành vi xâm hại tình dục trẻ em, không để những khoảng trống pháp lý trong chế độ này. Kịp thời bổ sung những chế định, xử lý những hành vi phạm mới phát sinh, bảo đảm tính răn de, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ trẻ em.
Những điều cần biết về cơ quan nhân quyền quốc gia khu vực Đông Nam Á Cơ quan nhân quyền quốc gia (National Human Rights Institutions - NHRIs) là một thiết chế ngày càng phổ biến trên thế giới, tuy nhiên mô hình ít nhiều khác nhau ở các nước. Đối với các quốc gia chưa có thiết chế này, việc nghiên cứu tham khảo mô hình của các nước khác, đặc biệt là những nước trong cùng khu vực, là có ý nghĩa to lớn. Từ việc nghiên cứu quá trình hình thành, cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan nhân quyền quốc gia ở một số nước Đông Nam Á, có thể rút ra những giá trị tham khảo cho việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia của Việt Nam. |
Năm giải pháp hợp tác với các cơ chế nhân quyền Liệp Hiệp Quốc trong thời gian tới Ngày 16/4, tại Hòa Bình đã diễn ra Hội thảo "Các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc: Phương hướng hợp tác của Việt Nam". Gần 100 đại biểu của Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền các tỉnh, thành phố phía Bắc đã tham dự Hội thảo. Trên cơ sở nhận thức những khó khăn, thách thức đặt ra đối với Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh toàn cầu hóa, các đại biểu tham gia Hội thảo đã thống nhất một số phương hướng trong việc đề ra và thực hiện các giải pháp hợp tác với các cơ chế nhân quyền LHQ trong thời gian tới. |