Đại sứ quán Israel tại Việt Nam giúp Quảng Trị xây dựng nhà vệ sinh, nâng cấp điểm trường khó khăn |
USAID viện trợ trên 12 tỷ đồng giúp 465 hộ dân Quảng Ngãi khắc phục hậu quả thiên tai |
Cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo Dự án CGF. (Ảnh: VnEconomy) |
Ngày 4/5 tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT và Chương trình Phát triển của Liên Hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) đã phối hợp tổ chức cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo dự án “Tăng cường khả năng chống chịu tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển ở Việt Nam”.
Theo đó, Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển ở Việt Nam” được Quỹ Khí hậu xanh (GCF) viện trợ không hoàn lại thông qua Chương trình Phát triển của Liên Hiệp quốc (UNDP), bắt đầu triển khai từ quý 3/2017 và sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
Đến tháng 4/2021, dự án đã hỗ trợ xây dựng được khoảng 3.700 ngôi nhà an toàn cho người nghèo dễ bị tổn thương ở 5 tỉnh, thành phố ven biển, đạt 93% kế hoạch đề ra. Đồng thời, đã phục hồi hơn 3.300ha rừng ngập mặn tại các tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Cà Mau.
Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” đặt mục tiêu xây mới 4.000 ngôi nhà tại các điểm an toàn cho khoảng 20.000 người nghèo và dễ tổn thương; trồng và phục hồi 4.000ha rừng ngập mặn ven biển; tăng cường khả năng tiếp cận các dữ liệu về tổn thất và thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu để sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội ở 28 tỉnh, thành phố ven biển của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, dự án gặp một số khó khăn và ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên chưa thể hoàn thành kế hoạch năm 2020 được phê duyệt, một số hoạt động phải chuyển sang năm 2021.
Mặt khác, sau khi rà soát hoạt động và kinh phí của các hợp phần, cho thấy hợp phần trồng, phục hồi rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau có thể tiết kiệm được 2,5 triệu USD; một số tỉnh khác cũng còn khoảng 1 triệu USD. Trong khi đó, nhu cầu xây dựng nhà an toàn chống bão lụt tại các tỉnh còn rất lớn.
Trước thực tế này, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đồng ý với đề nghị chuyển kinh phí tiết kiệm được của hoạt động trồng rừng để xây dựng thêm nhà an toàn chống chịu bão lụt, gồm Cà Mau 500 nhà, Quảng Ngãi 200 nhà, Thừa Thiên Huế 150 nhà, Thanh Hóa 100 nhà, Quảng Nam 100 nhà.
Tại cuộc họp, các đại biểu tham gia đề nghị nên kéo dài dự án này đến cuối năm 2022. Song theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, việc kéo dài dự án đến hết năm 2022 còn chờ sự chấp thuận từ Chính phủ Việt Nam và phía các đối tác quốc tế tài trợ cho dự án, nhưng việc thực hiện phải đảm bảo đầy đủ các cam kết mà dự án đề ra.
Chia sẻ tại cuộc họp, bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam, đồng Trưởng ban chỉ đạo Dự án, cho biết: dự án hiện đang đang hỗ trợ Bộ Xây dựng Việt Nam đánh giá nhu cầu nhà ở an toàn ở 28 tỉnh ven biển của Việt Nam. Kết quả đánh giá cho thấy, cần phải xây dựng 200.000 ngôi nhà phòng chống thiên tai ở ven biển Việt Nam.
“Việt Nam được chọn là 1 trong 10 quốc gia tham gia Quỹ tài chính phòng tránh rủi ro thiên tai mới. Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc sẵn sàng hỗ trợ các dự án phòng chống rủi ro thiên tai tại Việt Nam, xác định chiến lược huy động tài chính trong tình hình mới”, bà Caitlin Wiesen khẳng định.
UNDP viện trợ 4 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai ở Quảng Ngãi |
Thừa Thiên Huế tặng 200 suất quà cho nhân dân Lào |