Tăng cường phối hợp thực hiện tốt hơn nữa công tác về người Việt Nam ở nước ngoài Bà Đinh Thị Phương Thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Việc kết nối kiều bào với các địa phương để xúc tiến đầu tư và thực hiện công tác xã hội là thế mạnh của Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố. Hiện tại, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh đã ký bản ghi nhớ phối hợp công tác về người Việt Nam ở nước ngoài với nhiều địa phương như: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Đồng Nai, Đà Nẵng… |
Hợp tác trong công tác hỗ trợ pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài Chiều ngày 29/11, tại Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VBF) và Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác để cùng nhau thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được pháp luật và điều lệ mỗi tổ chức quy định. |
Tìm kiều bào ưu tú để bổ nhiệm làm đại sứ văn hóa Việt Nam
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định, Hội thảo là sự kiện trong khuôn khổ các hoạt động nhằm hướng đến tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Theo Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu, với tinh thần hiếu học và trọng hiền tài của dân tộc, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã luôn dành sự quan tâm và chỉ đạo sát sao đối với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), trong đó khẳng định tầm quan trọng của việc thu hút, tập hợp nguồn lực của đội ngũ trí thức NVNONN nhằm tạo động lực mới đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới.
Toàn cảnh hội thảo. |
Để phát huy hơn nữa công tác thu hút đội ngũ trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đề nghị Hội thảo cùng thảo luận về tình hình triển khai các chính sách, chương trình cụ thể để vận động, thu hút, tập hợp cộng đồng trí thức NVNONN, đề ra những phương hướng khắc phục các hạn chế còn tồn tại, từ đó nghiên cứu, đề xuất các biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của công tác này trong những năm tới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao vai trò của văn hóa, nghệ thuật trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài, khẳng định văn hóa là kênh có thể kết nối, thu hút được đội ngũ trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho quê hương đất nước. Ghi nhận kết quả tích cực của công tác đại sứ du lịch thời gian qua, Hội thảo đã trao đổi, đưa ra sáng kiến cần tính đến phương án tìm ra những cá nhân ưu tú là người Việt Nam ở nước ngoài để bổ nhiệm làm đại sứ văn hóa Việt Nam trong thời gian tới.
Tạo cảm hứng cho những đóng góp của kiều bào với quê hương
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe 11 tham luận đại diện của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước với các nội dung về thực trạng, những khó khăn và vướng mắc, những giải pháp kiến nghị triển khai các chương trình gắn kết trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong các lĩnh vực cụ thể như khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tổ chức hội đoàn trí thức ở nước ngoài....
Nhằm nâng cao hiệu quả của các hội tri thức NVNONN ông Phạm Huy Hoàng- Chủ tịch Mạng lưới đối mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu đề xuất, các cơ quan đại điện tại nước ngoài (Đại sứ quán, Thương vụ....) cùng với Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp để soạn và ban hành các văn bản hướng dẫn việc thành lập các hội trí thức tại nước ngoài, các cơ chế hỗ trợ (tài chính và pháp lý) để các hội có nhiều thuận lợi hơn trong việc thành lập và đi vào hoạt động.
Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tuyến. |
Ví dụ: “Cẩm nang thành lập và hoạt động các hội trí thức Việt Nam tại nước ngoài”; Việc kết nối chính thức từ Việt Nam với các hội trí thức cần được triển khai có hệ thống và đồng bộ, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, thông qua các Biên bản ghi nhớ và Cam kết hợp tác. Từ các biên bản ghi nhớ, chương trình hợp tác cần được xây dựng cụ thể.
Trong khi đó, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ VH-TT&DL Trần Nhất Hoàng cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, khen thưởng nhằm ghi nhận, khuyến khích, tạo cảm hứng cho những đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài cho quê hương, đất nước.
Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Trương Quang Hoài Nam- Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp rất thực tiễn, sâu sắc và chất lượng của các đại biểu.
Để phát huy và tận dụng nguồn lực trí thức Việt Nam, trong đó có nguồn lực trí thức NVNONN đang trở nên cấp bách trước yêu cầu đổi mới sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Trương Quang Hoài Nam cho rằng trong thời gian tới cần đẩy mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp: cần đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút trí thức NVNONN, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp, địa phương trong công tác vận động trí thức NVNON. Cần sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý và phản hồi các thông tin, ý kiến đóng góp và tư vấn của đội ngũ chuyên gia, trí thức NVNONN....
Với khoảng 500.000-600.000 người có trình độ đại học trở lên, tập trung chủ yếu tại các nước đang phát triển, khoảng 50% tại Hoa Kỳ, hơn 40.000 người tại Pháp, gần 40.000 người ở Úc, hơn 30.000 người tại Canada; khoảng 10.000 người tại Nga và Đông Âu… đội ngũ này đã và đang được đào tạo, rèn luyện và làm việc trong môi trường hiện đại, với khả năng tiếp cận xu hướng phát triển, thông tin về khoa học, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển, trí thức NVNONN là lực lượng lao động đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức. Ông Phạm Việt Hùng- Vụ trưởng Vụ Quan hệ Kinh tế, Khoa học và Công nghệ , Ủy ban Nhà nước về NVNONN |