Thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô mới nhất năm 2020 |
Người nước ngoài tại Việt Nam chung tay ủng hộ cây gạo ATM |
Hộ chiếu Việt Nam. |
Công dân nước ngoài nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Luật Quốc tịch, đồng thời có nhu cầu nhập quốc tịch Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ rồi tiến hành thực hiện thủ tục theo hướng dẫn dưới đây.
Các hồ sơ cần thiết cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với công dân nước ngoài cụ thể như sau:
1. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn;
2. Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;
3. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu);
4. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó;
5. Bản khai lý lịch;
6. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam,.
Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
7. Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
8. Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
9. Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
Đối tượng được miễn điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam nào thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ cần thiết, công dân nước ngoài thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cụ thể như sau:
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú.
Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Sở Tư pháp tiếp nhận và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Còn nếu hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong vòng 5 ngày Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, đồng thời tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ.
Cơ quan công an cấp tỉnh xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 20 ngày, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Chính sách có hiệu lực từ tháng 3/2020: Muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải nghe, nói, đọc, viết được tiếng Việt Bằng đại học không còn phân biệt giữa đào tạo chính quy hay tại chức, diện tích làm việc của giảng viên, nhập quốc tịch ... |
70 công dân Lào vui mừng được nhập Quốc tịch Việt Nam Ngày 21/11, thừa ủy quyền Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ông Lê Ngọc Hoa – Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã trao ... |
Thêm 123 công dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam Ngày 10/10, 123 công dân Lào tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã được nhập quốc tịch Việt Nam, đánh dấu bước khởi đầu cho cuộc ... |