Gợi ý chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng Canh Tý 2020 |
Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 thì tốt? |
Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn. Ngày Rằm tháng Giêng rơi vào mùa xuân, theo quan niệm dân gian, tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Bởi vậy, ngày này được người dân coi trọng, gửi gắm vào đó nhiều mong ước về một năm thuận hòa, sung túc. Sau đây là những việc nên làm vào ngày Rằm tháng Giêng theo phong tục dân gian.
Dọn dẹp ban thờ là một trong những nghi lễ cần phải làm vào ngày Rằm tháng Giêng, được tiến hành trước khi chuẩn bị dâng lễ. Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ban thờ là nơi linh thiêng, vì thế luôn cần được giữ sạch sẽ, gọn gàng để biểu thị lòng thành, sự tôn kính với thần linh và gia tiên.
Ban thờ gia tiên của người Việt thường có ba bát hương. Bát chính giữa là thờ quan thổ công, thổ thần, Táo quân... Hai bat hai bên thờ ông bà, tổ tiên của gia đình. Bát hương cần được đặt ở vị trí chắc chắn, không được để chỗ chông chênh vì có nguy cơ bị xê dịch.
Luôn nhớ rằng ban thờ là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, vì thế khi lau dọn ban thờ, tuyệt đối không dùng dụng cụ bẩn. Trước khi lau dọn, nên chuẩn bị các đồ mới như chổi quét, khăn lau. Nước dùng để lau cũng cần phải sạch. Theo quan niệm dân gian, nếu dùng chổi, khăn lau dọn chung, vốn mang nhiều uế tạp, thì sẽ không đảm bảo sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.
(Ảnh: Zing) |
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được chuẩn bị sạch sẽ, bày biện gọn gàng, đơn giản hay cầu kỳ phụ thuộc vào điều kiện của gia đình. Điều quan trọng hơn cả là lòng thành khi chuẩn bị cũng như khi dâng cúng.
Mâm cỗ chay cúng Phật thường gồm các lễ vật như hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh không thêm nhiều hương liệu, đặc biệt có thêm bánh trôi nước với mong muốn mọi việc trong năm mới sẽ trôi chảy, thuận lợi.
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên thường gồm các món ăn truyền thống, giống như món ăn ngày Tết Nguyên đán như bánh chưng, chả lụa, nem rán, thịt gà, món xào, canh măng. Ngoài ra còn có xôi gấc mang màu đỏ của sự may mắn.
Vào ngày rằm đầu tiên của năm mới, mọi người cũng có phong tục đi lễ chùa cầu một năm bình an, gia đình thuận hòa, làm ăn phát tài phát lộc. Tại Hà Nội, vào ngày này, những ngôi chùa nổi tiếng đón lượng lớn người dân tới lễ bái như chùa Phúc Khánh, chùa Quán Sứ, phủ Tây Hồ, đền Quán Thánh.
Màu đỏ biểu tượng cho sự may mắn, hồng phát, vì thế luôn được ưa chuộng vào ngày lễ, đặc biệt là ngày Rằm tháng Giêng. Hơn nữa, đây cũng là sắc màu tươi vui, sôi động, vì thế người Việt quan niệm mặc đồ màu đỏ sẽ thu hút được nhiều năng lượng tích cực hơn.
Vào ngày này, mọi người nên vui vẻ, mang tinh thần phấn khởi cùng chào đón ngày rằm đầu tiên của năm. Người xưa quan niệm, nếu cãi cọ, cau có, bất hòa với nhau vào ngày rằm thì có nghĩa cả năm tới sẽ gặp toàn chuyện bực mình, công việc không thuận lợi, cuộc sống cũng lục đục, không được yên ấm.
4 sai lầm thường mắc khi cúng Rằm tháng Giêng Cúng Rằm tháng Giêng là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Để lễ cúng được thành tâm và chu đáo, cần ... |
Hướng dẫn nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng năm Canh Tý 2020 Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng năm Canh Tý 2020 bao gồm bài trí bàn thờ, chuẩn bị mâm cúng và đọc văn khấn một ... |
Mâm cúng Rằm tháng Giêng tuyệt đối không được có những thứ này Bên cạnh những món ăn truyền thống thể hiện ý nghĩa văn hóa tâm linh của người Việt thì theo quan niệm dân gian, trong ... |