Do đó, một bức tranh tổng thể về loại cây này là rất cần thiết để cho nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước (bốn nhà) có được một góc nhìn thống nhất, nhằm phát triển cây mắc ca một cách bền vững và hiệu quả.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 40 quốc gia trồng cây mắc ca. Tuy nhiên mới chỉ có khoảng 10 quốc gia cho sản lượng mắc ca đáng kể. Trong 11 quốc gia sản xuất mắc ca lớn nhất được thống kê thì năm 2014 quốc gia có sản lượng dẫn đầu là Nam Phi với tổng sản lượng hạt khô khoảng 44.111 tấn, xếp theo sau là Australia 40.766 tấn, Kenya đứng thứ 3 với 19.478 tấn, tiếp theo là Hoa Kỳ với 15.708 tấn.
Theo báo cáo của INC (International Nut and Dried Fruit Council Foundation) tính từ năm 2004 đến 2014 sản lượng hạt nhân mắc ca sản xuất trên thế giới tăng trung bình khoảng 6% năm. Cũng theo báo cáo của INC thì năm 2014 Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ mắc ca lớn nhất thế giới. Tổng sản lượng mắc ca người dân Hao Kỳ tiêu thụ trong năm 2014 lên đến 9.250 tấn, tiếp theo là Australia với 3.200 tấn, Nhật Bản 2.500 tấn.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại nổi lên là quốc gia có tốc độ tăng lượng tiêu thụ nhanh nhất thế giới. Giá trị hạt mắc ca trên toàn cầu năm 2014 đạt khoảng 586 triệu USD (INC, 2015), mức thấp nhất trong những loại hạt quả khô phổ biến trên thế giới, do sản lượng mắc ca còn rất hạn chế so với các loại hạt quả khô khác.
Cũng theo nhận định của INC tại Hội nghị Mắc ca toàn cầu lần thứ 7 diễn ra tại Nam Phi vào tháng 8/2015, trong 10 năm tới, lượng cầu về mắc ca vẫn lớn hơn nhiều so với lượng cung mắc ca toàn cầu.
Tại Việt Nam, cây mắc ca sinh trưởng, phát triển rất tốt ở nhiều vùng sinh thái, đặc biệt sản lượng quả còn cao hơn ở vùng nguyên sản và nhiều nước khác. Theo kết quả nghiên cứu thử nghiệm ở Việt Nam cây mắc ca cho quả sớm với sản lượng lớn hơn hẳn các nước khác, kể cả nước nguyên sản cây mắc ca, chỉ đứng sau Hawaii.
Như vậy, xét về điều kiện tự nhiên, cơ hội, và tiềm năng của thị trường thì việc phát triển cây mắc ca tại Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở, nhất là trong bối cảnh một diện tích lớn đất trồng cây lâu năm đang cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng để đem lại hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, việc phát triển cây mắc ca cần phải thận trọng, và có chiến lược, định hướng rõ ràng.
Thứ nhất, cần phát huy sự liên kết bốn “nhà”. Trong thời gian qua, với sự tiên phong của Him Lam và LienvietPostbank, sự liên kết này đang dần được tạo ra. Song vẫn cần được phát triển chặt chẽ hơn nữa để có được sự đồng bộ trong tầm nhìn về chiến lược phát triển; Và Nhà nước cần đóng vai trò trung tâm, thông qua các chính sách để định hướng sự phát triển ngành.
Thứ hai, việc phát triển cây mắc ca cần phải được quy hoạch vùng trồng một cách bài bản. Chỉ khuyến khích trồng tại những vùng đất được đánh giá là phù hợp nhất, tránh trường hợp phát triển tràn lan, nằm ngoài quy hoạch, đem lại hiệu quả thấp. Đồng thời, công tác tập huấn, đào tạo kỹ thuật canh tác cần phải được chú trọng. Trong thời gian qua, việc này đã được Him Lam và chính quyền một số tỉnh triển khai.
Thứ ba, nên hạn chế việc phát triển cây mắc ca ngoài vùng quy hoạch, bằng sự tuyên truyền đến các hộ dân, và chính sách thắt chặt tín dụng với mục đích phát triển cây mắc ca tại các vùng này.
Thứ tư, cần có một chiến lược về sản xuất, chế biến, xuất khẩu, tiêu thụ, để đảm bảo về chất lượng và ổn định đầu ra cho sản phẩm mắc ca của Việt Nam. Để làm được điều này, cần phải có chính sách thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính và quản trị tham gia vào ngành.
Có được sự liên kết - đồng lòng giữa bốn “nhà”, cộng với một chiến lược phát triển bài bản, kèm theo các chính sách hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho người nông dân, một ngành mắc ca phát triển bền vững tại Việt Nam không còn xa.
Theo Nông Nghiệp Việt Nam
Nguồn bài viết : cờ bạc trực tuyến