Việt kiều Úc Tạ Thu Hằng: Tôi đang tìm kiếm cơ hội để hợp tác với các nhà khoa học Việt Nam

2024-12-21 12:12:52
Chàng trai Pháp gốc Việt và hành trình trở về quê hương tìm mẹ ruột
Khi mới 8 ngày tuổi, Nguyễn Văn Tân (nay 27 tuổi, sống tại Pháp) được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi và có một cuộc sống hạnh phúc tại đất nước này. Tuy nhiên, Tân chưa bao giờ thôi trăn trở về nguồn cội.
TS toán học Nguyễn Huy Việt và mong muốn lan tỏa tình yêu với Truyện Kiều
Có thể nói từ thuở ấu thơ, ông được nuôi dưỡng và luôn ấp ủ trong mình tình yêu đối với "Truyện Kiều," cùng với lòng ngưỡng mộ và niềm tự hào của người con trên quê hương của đại thi hào Nguyễn Du.

Nữ PGS Việt dành hơn 3 triệu USD từ các quỹ tài trợ nghiên cứu

Tốt nghiệp với điểm trung bình các môn học cao nhất chuyên ngành Hóa thực phẩm, chị Tạ Thu Hằng (SN 1980, tại TP.HCM) đã được giữ lại làm giảng viên của trường của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Năm 2003, chị Hằng quyết định sang Úc theo học thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học tại Đại học Queensland. Năm 2008, chị Thu Hằng đã hoàn thành việc học tiến sĩ tại Đại học Melbourne với 6 bài báo khoa học là tác giả chính cùng với một bằng sáng chế khoa học, sau đó chị làm việc tại Viện Tim mạch &Tiểu đường và Đại học Queensland.

Hiện tại chị Hằng là PGS tại Đại học Griffith và cũng là PGS danh dự tại Đại học Queensland. Chị vừa làm nghiên cứu vừa tham gia giảng dạy. Chị nghiên cứu vật liệu nano dùng trong chẩn đoán và chữa trị các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, ung thư và rối loạn đông máu. Chị hiện cũng là thành viên lãnh đạo tương lai của Heart Foundation - một tổ chức chuyên về sức khỏe tim mạch của Úc.

PGS.TS Tạ Thu Hằng.

Bên cạnh đó, chị Thu Hằng còn là chủ nhiệm của Phòng thí nghiệm nghiên cứu về chất tương phản kép sử dụng trong kỹ thuật MRI cho phép tự xác nhận hình ảnh và dẫn đến độ chính xác chẩn đoán cao, đặc biệt trong chụp ảnh phân tử của bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra, phòng thí nghiệm cũng đã thiết kế và phát triển các cảm biến nano MRI thông minh không chỉ có thể phát hiện mà còn cảm ứng và báo cáo giai đoạn hoặc sự tiến triển của bệnh tim mạch như huyết khối. Việc phát hiện sớm và xác định chính xác đặc điểm của các bệnh đe dọa tính mạng như bệnh tim mạch và ung thư là rất quan trọng trong việc chỉ định điều trị. Biết huyết khối trong mạch máu là mới/tươi hay cũ/đã hình thành là rất quan trọng để bác sĩ quyết định phác đồ điều trị. Các hạt nano cảm xạ dựa trên iron oxide và cerium oxide cũng đã được phát triển trong nhóm, và chúng là vật liệu tiềm năng để chẩn đoán và điều trị các bệnh viêm như các bệnh tim mạch. Một loại hạt nano khác dựa trên oxit sắt và bạc với khả năng hấp thụ NIR cũng đã được tổng hợp như một vật liệu tiềm năng để phát hiện và điều trị đồng thời huyết khối.

Hiện tại, phòng thí nghiệm của PGS Tạ Thu Hằng đang có 8 nghiên cứu sinh tiến sĩ và 1 nghiên cứu sinh sau tiến sĩ. Chị cũng đang tìm kiếm thêm người cho một dự án mới vừa xin được tài trợ năm nay.

Chị nghiên cứu vật liệu nano dùng trong chẩn đoán và chữa trị các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, ung thư và rối loạn đông máu.

PGS.TS Tạ Thu Hằng cũng giành được một số giải thưởng danh giá và 3,9 triệu AUD (hơn 3 triệu USD) từ các quỹ tài trợ nghiên cứu. Đây là con số không nhỏ đối với một nhà khoa học nữ.

PGS.TS Hằng đã xuất bản các bài báo trên các tạp chí chuyên nghành như Nature Protocols, Nghiên cứu tuần hoàn, Vật liệu sinh học…. Nghiên cứu của chị về các hạt nano oxit sắt để chụp ảnh phân tử của huyết khối đã được nêu bật trên trang bìa của Nghiên cứu tuần hoàn, một tạp chí xếp hạng thứ hai trong lĩnh vực nghiên cứu tim mạch.

Chị Hằng bên các nghiên cứu sinh của mình.

PGS.TS Hằng chia sẻ: “Giai đoạn mới thành lập phòng thí nghiệm cũng là thời điểm tôi vừa sinh con xong. Vì không có bà con họ hàng phụ giúp, khi con được 10 tháng, tôi buộc phải đưa con đến nhà trẻ. 2 tháng liên tục con quấy khóc, không chịu ăn, ngày nào đón con về mình cũng thấy xót xa. Lúc đó tôi từng nghĩ, hay mình bỏ luôn, bỏ hết để ở nhà với con. Phải mất một quãng thời gian dài sống trong cảm giác tội lỗi khi đặt lên bàn cân giữa con cái và sự nghiệp, tôi mới có thể quay lại với tiến độ công việc của mình. Rồi công việc rất bận rộn, làm ngày, làm đêm, về nhà tranh thủ lúc con ngủ thì làm tiếp. Nhiều khi đi du lịch mà vẫn làm việc. Áp lực khi làm nghiên cứu rất cao. Vì nghiên cứu thì cần kinh phí nhưng kinh phí thì rất khó xin, tỉ lệ thành công chỉ trên dưới 10%”.

Yêu quê hương bằng cách giữ gìn tiếng mẹ đẻ

Chị Thu Hằng luôn nhớ về quê hương với nhiều kỷ niệm đẹp. Chị nhớ nhất là bố mẹ và gia đình. Nhớ những năm tháng đi học, nhớ bạn bè, trường lớp, nhớ những quán xá, vui chơi ngày lễ Tết.

Mong muốn mang ứng dụng trong lĩnh vực y tế mình nắm được về Việt Nam để phát triển, giúp đỡ quê hương đất nước, chị Hằng chia sẻ: “Tôi đang tìm kiếm cơ hội để hợp tác với các nhà khoa học trong nước để phát triển nghiên cứu, giúp đỡ quê hương đất nước. Những năm gần đây, khi con cái đã lớn, tôi tranh thủ về Việt Nam 1 năm 2 lần. Vừa thăm bố mẹ, vừa tranh thủ tham gia hội nghị khoa học tại Việt Nam, tìm cơ hội hợp tác".

Chị Hằng mong rằng, năm 2021, COVID-19 sẽ sớm bị đẩy lùi ở Việt Nam và toàn thế giới để kinh tế được phục hồi, giao thương, đi lại không còn khó khăn và đặc biệt để chị có thể về thăm quê hương và tìm các cơ hội hợp tác trong nước.

Người Việt trẻ tại Séc mong muốn góp sức xây dựng đất nước
Trí thức trẻ và doanh nhân đang học tập và làm việc tại Séc quan tâm theo dõi Đại hội XIII của Đảng và mong muốn phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ nhằm góp phần xây dựng đất nước.
PGS.TS, bác sĩ Võ Tấn Sơn nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp
Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM vừa trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh cho PGS.TS, bác sĩ Võ Tấn Sơn, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM. PGS.TS.BS Võ Tấn Sơn là Hiệu trưởng ĐH Y dược TP.HCM nhiệm kỳ 2009-2015.

Top