Ấn Độ sẽ "qua mặt" Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023. Danh hiệu này vốn được Trung Quốc nắm giữ từ nhiều năm qua. |
Top 10 hãng hàng không tốt nhất thế giới năm 2022 Tạp chí quốc tế chuyên đánh giá sản phẩm và chất lượng các hãng hàng không trên thế giới AirlineRatings vừa công bố danh sách 10 hãng hàng không tốt nhất thế giới năm 2022. |
1. Luxembourg
Luxembourg là trung tâm tài chính của thế giới |
Với diện tích chỉ khoảng 2.586 km², thế nhưng Luxembourg lại được xem là quốc gia “không có gì ngoài tiền”.
Dịch vụ tài chính - ngân hàng đóng một vai trò to lớn trong nền kinh tế của quốc gia nhỏ bé về diện tích thuộc châu Âu này nhưng lại tự hào khẳng định vị trí số 1 với tư cách là quốc gia giàu nhất thế giới cùng nền kinh tế đa dạng theo chế độ quân chủ lập hiến.
Ngoài ra, các lĩnh vực trọng yếu khác như xây dựng, dịch vụ bất động sản, luyện kim và công nghệ thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố năm 202 thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Luxembourg đứng ở mức 140.694 USD.
2. Singapore
Singapore phát triển nhờ hệ thống cảng biển hoạt động nhộn nhịp |
Đảo quốc Singapore nhỏ bé nhưng lại sở hữu một nền kinh tế đa dạng được hưởng lợi từ vị trí của đất nước nằm ở trung tâm hệ thống vận chuyển chính của thế giới. Với diện tích chỉ 728.6 km², đây là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới nhưng lại nổi tiếng với nhiều thứ, từ điện tử, hóa chất, dịch vụ tài chính, thiết bị khoan và lọc dầu cho đến các sản phẩm y sinh, trang thiết bị khoa học, thiết bị viễn thông, đồ uống và thực phẩm chế biến.
Nhờ biết cách tận dụng vị trí ven biển của mình, các doanh nghiệp của Singapore đã phát triển ngành công nghiệp sửa chữa tàu cũng như cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động thương mại trung chuyển hàng hóa.
GDP bình quân đầu người của Singapore là 131.580 USD.
3. Ireland
Ireland phát triển mạnh lĩnh vực nông nghiệp |
Ireland được biết đến với các sản phẩm nông nghiệp như thịt bò, khoai tây, sữa và bia rượu. Đây có thể xem là “bộ sưu tập đa dạng” các ngành công nghiệp giúp nâng GDP của quốc gia nhỏ bé này lên vị trí top ba trên thế giới với 124.596 USD..
Dược phẩm, hóa chất, thiết bị y tế, phần cứng và phần mềm máy tính cũng là những lĩnh vực có đóng góp lớn cho nền kinh tế Ireland.
4. Qatar
Khai thác và chế biến dầu mỏ là ngành công nghiệp chủ lực của Qatar |
Qatar gây ngạc nhiên cho giới chuyên gia kinh tế toàn cầu khi chễm chệ ngồi ở vị trí thứ 4 trong danh sách những quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người đạt 112.789 USD.
Quốc gia thuộc khu vực Tây Á với phần lớn lãnh thổ là sa mạc khô cằn này lại rất nổi tiếng với vai trò là nhà sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp xi măng, sửa chữa tàu thương mại, amoniac và phân bón cũng đóng góp lớn vào mức GDP của Qatar.
5. Ma Cao
Tương tự như Hồng Kông, Ma Cao, một bán đảo nhỏ ngoài khơi tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) cũng là một Đặc khu hành chính có nền kinh tế sôi động chủ yếu tập trung vào vào du lịch và các loại hình trò chơi cờ bạc.
Có rất nhiều sòng bạc, khách sạn và quán bar ở trên hòn đảo này góp phần đưa GDP của Ma Cao đạt mức 85.611 USD.
Ma Cao kiếm tiền nhờ dịch vụ cờ bạc phục vụ du khách |
6. Thụy Sĩ
Khi nghĩ về Thụy Sĩ thì hầu như ngay lập tức hình ảnh những chiếc đồng hồ hàng hiệu xa xỉ và hệ thống ngân hàng hiện ra trong đầu mọi người.
Cũng đúng thôi bởi đây chính là hai ngành công nghiệp giúp thúc đẩy nền kinh tế Thụy Sĩ trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu trên toàn cầu. Thụy Sĩ cũng sản xuất ngũ cốc, trái cây, rau, thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tất nhiên là không thể không kể đến sô cô la.
GDP bình quân đầu người của Thụy Sĩ là 84.658 USD.
Nhắc đến Thụy Sĩ không thể không nhắc đến các nhãn hiệu đồng hồ xa xỉ |
7. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vốn nổi tiếng là một quốc gia vô cùng giàu có, vì vậy, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi UAE được xếp hạng là quốc gia giàu có mặc dù quy mô tương đối nhỏ.
Dầu mỏ và ngành công nghiệp hóa dầu, xi măng, sửa chữa tàu thương mại, dệt may và khai thác chế biến hải sản là những động lực để UAE điều hành nền kinh tế của mình. Quả chà là cũng là một loại nông sản quan trọng dùng để xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ lớn cho UAE.
GDP bình quân đầu người của UAE là 78.255 USD.
UAE làm giàu nhờ khai thác và chế biến dầu mỏ |
8. Na Uy
Na Uy là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới với sản lượng kinh tế có được từ các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và khí đốt, vận chuyển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm và đóng tàu.
GDP bình quân đầu người của Na Uy là 76.027 USD.
Na Uy phát triển nhờ đa dạng hóa các dịch vụ vận chuyển đường biển |
9. Mỹ
Mỹ thuộc nhóm các quốc gia lớn và đông dân với một nền kinh tế đa dạng hóa cao cùng sản lượng công nghiệp lớn thứ hai trên thế giới.
Một số ngành công nghiệp chính ở Hoa Kỳ bao gồm: dầu khí, sản xuất xe có động cơ, công nghiệp thép, viễn thông và hàng không vũ trụ. Nhiều sản phẩm nông nghiệp, bao gồm lúa mì, ngô, trái cây, rau, sữa và lâm sản, cũng góp phần thúc đẩy GDP của quốc gia này đạt mức 76.027 USD.
Ngành công nghiệp hàng không là một trong những thế mạnh của nền kinh tế Mỹ |
10. Brunei
Vương quốc Brunei (tên gọi chính thức là Brunei Darussalam) là một quốc gia nhỏ nằm trên đảo Borneo - đảo lớn thứ ba thế giới và lớn nhất tại châu Á..
Brunei tập trung vào khai thác, chế biến và lọc dầu |
Dầu khí là nguồn cung cấp năng lượng chủ chốt cho nền kinh tế Brunei dưới hình thức khai thác, chế biến và lọc dầu cùng khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Về nông nghiệp, Brunei cũng là quốc gia nổi tiếng với sản xuất gạo, rau và trái cây.
GDP bình quân đầu người của Brunei là 74.953 USD.
Năm 2022, có khoảng 40 triệu người trên thế giới sẽ rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực Với sự tăng đột biến của giá cả các mặt hàng lương thực và năng lượng trong thời gian gần đây, Trung tâm Phát triển toàn cầu (CGDEV) dự báo sẽ có hơn 40 triệu người có thể bị đẩy vào tình trạng nghèo cùng cực. Theo đó, người có thu nhập dưới 1,9 USD/ngày được xác định là diện nghèo cùng cực. |
Việt Nam lọt top các nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030 Theo báo cáo của Đại học Harvard (Mỹ) công bố ngày 27/7 thì Việt Nam là 1 trong 6 nước thuộc cực tăng trưởng châu Á có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030. |
Nguồn bài viết : Trực tiếp đá gà C1 hôm nay