Vì sao Singapore ‘đi tắt đón đầu’ sáng kiến Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương?

2025-01-17 20:38:20

Ủng hộ khi sáng kiến còn đang thai nghén

CPA Australia: Các doanh nghiệp nhỏ của Ấn Độ được đánh giá là sáng tạo nhất ở Châu Á -Thái Bình Dương
Theo khảo sát của CPA Australia -một trong những cơ quan kế toán chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp nhỏ của Ấn Độ được đánh giá là những doanh nghiệp sáng tạo nhất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong năm thứ hai liên tiếp.
Ông Lau Tian Chen sẽ là Giám đốc Trung tâm Đổi mới Châu Á - Thái Bình Dương (APIC) của DHL tại Singapore
DHL, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới vừa bổ nhiệm ông Lau Tian Chen làm Giám đốc mới của Trung tâm Đổi mới Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Innovation Center – APIC) tại Singapore. Là trung tâm chuyên dụng đầu tiên dành cho các dịch vụ logistics sáng tạo ở Châu Á – Thái Bình Dương và là một trong 4 trung tâm đổi mới của DHL trên toàn cầu, APIC là một nền tảng hợp tác dành cho khách hàng, đối tác và những nhà có tư duy...

Động thái này của Singapore có nhiều điểm đáng chú ý. Thứ nhất, Singapore là nước Đông Nam Á đầu tiên chính thức ủng hộ IPEF trong khi các nước khác còn dè dặt. Sáng kiến này mới chỉ được một số đồng minh Mỹ lên tiếng hoan nghênh (Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc). Trái lại, Đông Nam Á còn nhiều quan ngại về IPEF, nhất là khi nhiều điều khoản về tiêu chuẩn lao động, phát triển bền vững hay tự do thông tin… trong IPEF có thể khác với nội luật của các nước.


Các lãnh đạo ASEAN chụp ảnh tại Nhà Trắng cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 12/5. Ảnh: AFP.

Thứ hai, Thủ tướng Singapore ủng hộ IPEF khi nội dung IPEF còn chưa rõ ràng (Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ dự kiến thời điểm công bố là nửa cuối tháng 5/2022). Đến nay, quan chức Chính quyền Biden mới đưa ra 4 trụ cột (về thương mại, chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng – năng lượng sách và thuế - chống tham nhũng) với những định hướng chung chung. Rất nhiều câu hỏi về IPEF còn đang bỏ ngỏ: IPEF có thể giúp các nước tham gia tiếp cận thị trường Mỹ sâu rộng hơn hay không khi Chính quyền Biden chỉ thúc đẩy IPEF qua kênh hành pháp, không qua Quốc hội để tránh rào cản chính trị nội bộ (như kịch bản với TPP thời Obama)? IPEF thời hậu Biden sẽ ra sao nếu không có Quốc hội hậu thuẫn? Các sáng kiến đầu tư Mỹ đang tham gia như Mạng lưới Điểm Xanh hay hay Xây dựng Thế giới Tốt đẹp hơn sẽ hỗ trợ IPEF thế nào?...

Thứ ba, Singapore muốn thúc đẩy IPEF trong khi đã tham gia nhiều thỏa thuận có nội hàm về kinh tế số, bao gồm CP-TPP, DEPA (Thỏa thuận Đối tác Kinh tế số với Chile và New Zealand) và DEA (Thỏa thuận Kinh tế số với Úc). Các thỏa thuận này có nhiều điểm khác biệt về nội dung, đề cập đến những vấn đề khác nhau của kinh tế số và do đó, đem lại cho Singapore khung pháp lý khá toàn diện. Vì thế, ít khả năng nội hàm về kinh tế số trong IPEF giúp Singapore đạt được giá trị gia tăng.

Chủ động ‘cân bằng’ ảnh hưởng của các cường quốc

Xem xét 3 yếu tố trên, tuyên bố của Thủ tướng Singapore cho thấy thái độ chủ động của nước này trong quan hệ với Mỹ. Trong năm 2021, Singapore cũng có nhiều động thái cho thấy thái độ chủ động này trong lĩnh vực ngoại giao và an ninh – quân sự. Tháng 7/2021, Singapore là nước chủ trì tuyên bố đầu tiên của Chính quyền Biden về chính sách với Đông Nam Á. Tháng 8/2021, Thủ tướng Lý Hiển Long đề xuất gửi máy bay hỗ trợ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. cũng là nước Đông Nam Á duy nhất giúp Mỹ di rời khỏi Afghanistan).

Có thể, Singapore chủ động vì muốn thúc đẩy can dự kinh tế của Mỹ, nhất là khi: i) hiện diện của Mỹ tại khu vực thời Trump và năm đầu thời Biden mới chỉ tập trung vào lĩnh vực quân sự và chính trị - ngoại giao; ii) Trung Quốc đang tích cực tham gia các thể chế kinh tế khu vực, gần đây đã xin gia nhập CP-TPP và DEPA, trong khi vẫn thúc đẩy các sáng kiến riêng như Vành đai và Con đường. Singapore lại là một trong những số ít các nước Đông Nam Á có truyền thống “cân bằng” ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cũng có thể, Singapore muốn khẳng định vai trò lãnh đạo trong ASEAN, đi đầu tập hợp mới và khuyến khích ASEAN có động thái tương tự. Ta cũng không nên loại trừ khả năng Mỹ và Singapore có những trao đổi riêng, Mỹ muốn thông qua Singapore để Đông Nam Á đón nhận IPEF tích cực hơn trong khi Singapore muốn nâng “giá” của mình trong mắt Mỹ.

Nhìn chung, tuyên bố của Thủ tướng Lý Hiển Long về IPEF cho thấy thái độ chủ động của Singapore trong quan hệ với Mỹ, có thể nhằm thúc đẩy Mỹ can dự vào khu vực toàn diện hơn và khuyến khích ASEAN mạnh dạn đón nhận IPEF hơn.

Trung Quốc dẫn đầu về vốn đầu tư tại Bình Dương
Đến nay, toàn tỉnh Bình Dương có 1.561 dự án đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc với tổng số vốn trên 10 tỷ đô la Mỹ, đứng đầu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại địa phương này.
Những thách thức đa dạng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đối mặt
Ngày 22/2/2022, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã tham dự Diễn đàn Bộ trưởng về hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần thứ nhất được tổ chức trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Pháp, do Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean Yves Le Drian và Đại diện cấp cao EU phụ trách đối ngoại và chính sách an ninh Josep Borrell chủ trì.

Nguồn bài viết : Xổ số miền Bắc thứ Hai

Top