Đặc sắc tín ngưỡng bảo vật quốc gia Thạp đồng văn hóa Đông Sơn

2024-12-21 13:16:57
Công nhận thêm 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công bố các quyết định công nhận 14 di sản ở các tỉnh, thành phố vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao lưu văn hóa, văn nghệ với đồng bào các xã vùng biên
Hướng tới kỷ niệm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3), ngày 24/2, tại xã biên giới La Dêê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ với đồng bào các xã vùng biên.

Ngày 25/2, Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với bảo vật quốc gia Thạp đồng văn hóa Đông Sơn và ra mắt Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng đã diễn ra tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Điểm độc đáo của Thạp đồng văn hóa Đông Sơn tại là hoa văn động vật trên các băng trang trí. Tiêu biểu, trong số này, tại băng thứ 21 có trang trí 14 con thú (giống chồn/cáo) nối đuôi nhau chạy ngược chiều kim đồng hồ. Thú có miệng dài, thân dài và cong, đuôi dài to, bốn chân có móng rõ ràng, phía sau đầu có bờm (mào) dài.

Hội đồng Di sản quốc gia đánh giá, đây là những con thú được đúc trong tư thế vận động. Điều này tạo cho người xem cảm giác đang chuyển động. Đó là nghệ thuật thể hiện động trong tĩnh, được nghệ nhân đúc đồng thời Đông Sơn vận dụng hiệu quả. Đây là chiếc thạp đồng Đông Sơn duy nhất hiện biết ở Việt Nam có trang trí băng hoa văn này.

Bảo vật quốc gia Thạp đồng văn hóa Đông Sơn được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hữu Mạo cho biết: Thạp đồng văn hóa Đông Sơn ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 11 năm 2022.

Thạp đồng văn hóa Đông Sơn là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn, phân bố chủ yếu tại vùng núi trung du và đồng bằng của các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam.

Thạp đồng văn hóa Đông Sơn ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng cơ bản còn nguyên thân thạp. Căn cứ vào hình dáng, kỹ thuật chế tác và đặc biệt là hoa văn trang trí của thạp đồng tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại cách ngày nay 2200-2300 năm, thuộc thế kỷ 3 -2 trước Công nguyên.

Điểm độc đáo của Thạp đồng văn hóa Đông Sơn tại là hoa văn động vật trên các băng trang trí. Tiêu biểu, trong số này, tại băng thứ 21 có trang trí 14 con thú (giống chồn/cáo) nối đuôi nhau chạy ngược chiều kim đồng hồ.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, hiện nay ở nước ta phát hiện được hơn 235 chiếc thạp đồng. Thạp đồng văn hóa Đông Sơn của Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng là một tác phẩm đẹp hoàn hảo, hoa văn trên thạp sắc nét, độc đáo, được bố cục cân đối, hài hòa mang đặc trưng của văn hóa Đông Sơn. Thạp đồng đóng góp một hiện vật đặc sắc, góp phần làm tăng thêm giá trị của kho tàng thạp đồng văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Qua đó đóng góp tư liệu mới, xác thực cho việc tìm hiểu và nhận thức lịch sử - văn hóa thời dựng và giữ nước đầu tiên của dân tộc.

Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng được thành lập theo Quyết định số 2019/QĐ- UBND ngày 28/12 2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh, có địa chỉ tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nhằm phục vụ nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam và thế giới; tổ chức trưng bày giới thiệu các bộ sưu tập, tài liệu có giá trị tiêu biểu trong và ngoài nước phục vụ nhu cầu tham quan nghiên cứu và hưởng thụ của nhân dân.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia Thạp đồng văn hóa Đông Sơn cho đại diện Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng.

Hiện bảo tàng đang sở hữu và lưu giữ khoảng 5000 hiện vật có giá trị về văn hóa, nghệ thuật và lịch sử. Các hiện vật được chia thành 6 bộ sưu tập gồm: Bộ sưu tập đồ đồng thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn; bộ sưu tập gốm Việt Nam qua các thời kỳ như thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn...; bộ sưu tập đồ sứ (bát, đĩa, ấm chén, khay đựng đồ, chum, thống)...; bộ sưu tập hiện vật là các đồ gỗ dùng của các gia đình vua chúa, quan lại, địa chủ thời phong kiến của Việt Nam; bộ sưu tập được chế tác từ ngà voi; bộ sưu tập đồng hồ gồm các đồng hồ với nhiều kiểu dáng khác nhau được sản xuất từ thế kỷ XIX, XX có xuất xứ từ Pháp, Đức…/.

Mo Mường ở Hà Nội trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
Quyết định ghi danh Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể.
Lễ hội đền Bà Triệu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong 3 ngày từ 11-13/3, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội đền Bà Triệu năm 2023 nhân kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/2 năm Mậu Thìn 248 - 22/2 năm Quý Mão 2023).

Top