Đặc sắc những lễ hội đầu năm trên mọi miền đất nước |
Tết giúp tôi kết nối với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc |
Lễ hội đua thuyền tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: TTXVN phát) |
Tại huyện đảo Lý Sơn, Lễ hội đua thuyền diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 8 Tết, trước đình làng An Hải và đình làng An Vĩnh. Lễ hội là sự tri ân công đức các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo, những tiền nhân đã ra đi bảo vệ từng tấc đất quê hương. Đó là những Cai đội, Chánh suất đội, Thủy quân ở đảo Lý Sơn, được sung vào đội Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Thuyền đua mang biểu tượng Long, Ly, Quy, Phụng. Mỗi thuyền đua có 24 vận động viên giỏi nghề đi biển, điều khiển con thuyền rẽ sóng lao về phía trước trong sự cổ vũ của người dân.
Lễ hội đua thuyền tứ linh ở huyện đảo Lý Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 9/2020. Lễ hội được người dân trên đảo Lý Sơn gìn giữ và bảo tồn gần 200 năm qua như một lời khẳng định về chủ quyền biển bảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Lễ hội đua thuyền tại xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi. (Ảnh: TTXVN phát) |
Còn tại xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi, hội đua thuyền diễn ra vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán và được tổ chức 2 năm một lần. Tham dự có 4 đội đua, đại diện cho các thôn trong xã, gồm Tăng Long, An Đạo, An Lộc và Gia Hòa. Bốn thuyền đua tượng trưng cho tứ linh gồm: Long, Lân, Quy, Phụng. Mỗi thuyền đua có khoảng 16 người, ngoài những tay chèo khỏe, trong đội đều có người điều khiển mũi, lái. Mỗi đội tham gia 6 vòng đua, mỗi đường đua dài khoảng 250m.
Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Tịnh Long là nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước sống dọc hai bên sông Trà Khúc, tồn tại hàng trăm năm, mang ý nghĩa văn hóa tín ngưỡng sâu sắc.
Còn tại đầm An Khê, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, Lễ hội đua thuyền diễn ra ngày mùng 4 Tết. Tham dự lễ hội có 26 ghe đua của người dân trong xã chia làm 3 lượt tranh tài. Các vận động viên là người dân địa phương, thường chèo ghe buông lưới đánh bắt cá trên đầm An Khê. Lễ hội có từ hàng trăm năm trước, mang đậm nét văn hóa bản địa của cư dân vùng sông nước, tạo khí thế sôi nổi…
Lễ hội đua thuyền truyền thống là ngày hội quan trọng nhất trong năm nhằm tỏ lòng thành kính, biết ơn Thành hoàng làng đã có công lập làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, dân chúng được bình an, hạnh phúc trong năm mới.
Trước khi tổ chức đua thuyền, Ban lễ nghi của các địa phương đã tổ chức cúng tế. Sau khi lễ cúng kết thúc, các thuyền đua mới được phép bước vào cuộc đua để tìm ra thuyền vô địch.
Gìn giữ nét đẹp lễ chùa đầu năm trên đất Pháp Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Dù đi xa quê hương, cộng đồng kiều bào tại Pháp vẫn gắng giữ nguyên vẹn trong mình hồn Việt, dâng hương cúng Phật đầu năm để mong cầu gia đình hạnh phúc, vạn sự hanh thông và quốc thái dân an. |
Tục xin chữ đầu năm - tôn vinh truyền thống hiếu học của người Việt Nam Từ xa xưa, tục xin chữ, cho chữ không chỉ thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ học trò mà còn là một nét đẹp văn hoá của người Việt Nam vào những ngày Tết đến, xuân về với mong ước một năm mới tốt đẹp, bình an. Mỗi câu chữ vừa là ước nguyện, vừa là lời nhắc nhở để mọi người hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống. |