Đà Nẵng thành lập "biệt đội" ngăn du khách cho khỉ ăn Các tình nguyện viên cùng các cán bộ lập chốt trực tại các điểm nhiều người cho khỉ ăn, để nhắc nhở và tuyên truyền. |
Xem xét khả năng tổ chức Lễ hội giao lưu văn hóa Việt – Hàn hằng năm, bắt đầu từ 2021 Ngày 9/3, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh đã có buổi tiếp Ngài Ahn Min-Sik, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại Đà Nẵng. Hai bên cho biết, sẽ triển khai các hội đàm trực tuyến nhằm tăng cường giao lưu văn hóa, xúc tiến thương mại cũng như quảng bá thông tin môi trường đầu tư, kinh doanh. |
Vẻ đẹp của hồ Nam Ka lúc chiều tà. |
Ở mảnh đất cao nguyên đầy nắng gió như Đắk Lắk lại có một làng chài quanh năm gắn mình với nghiệp đánh cá mưu sinh đến nay đã hơn 10 mùa rẫy. Họ là những con người không tên, không tuổi và đã quá quen bởi cuộc sống của họ là một thế giới khác lạ, tách biệt hẳn với nhịp sống sôi động ở giữa phố phường nhộn nhịp.
Những nhà nổi, lòng bè nuôi cá trên hồ Nam Ka. |
Những người ngược xuôi cao nguyên khi đi qua đây, ai cũng dễ dàng nhìn thấy những chiếc bè cũ kỹ nằm ngang dọc dưới chân cầu. Ở đó, có những con người đang gắn cuộc sống của mình với con thuyền, bến nước tìm kế mưu sinh hằng ngày. Chiều ngang qua hồ Nam Ka, nơi mấy chục con người trú ngụ trên sông, không gian vô cùng tĩnh lặng, thi thoảng chỉ nghe những tiếng rì rầm, bất chợt lao xao trên mặt sông càng làm cho khung cảnh xóm chài thêm lặng lẽ.
Nhìn những bè cá ọp ẹp, xiêu vẹo như muốn đổ nhào xuống mặt nước. |
Trên con nước này có khoảng gần 30 chiếc thuyền, là 38 hộ dân sống bám víu vào nhau. Đây là một xóm chài nhỏ bé được thành lập vào năm 2009, khi một vài người dân các tỉnh miền Tây tìm đến con suối Đắk Hil thuộc địa bàn 2 xã Nam Ka và Krông Nô (huyện Lak, Đăk Lăk), và rồi khi thủy điện buôn Tua Srah xây dựng trên địa phận xã Nam Ka, trong quá trình tích nước hồ chứa đã làm nước dâng lên, con suối Dak Hil vì thế mà như rộng thêm, lượng nước dồi dào khiến nơi đây tập trung nguồn cá rất lớn, từ đó xuất hiện “làng chài” này.
Để có điện sử dụng, nhiều hộ dân đã phải dùng máy nổ. |
Cư dân ở đây đều là dân tứ xứ, cùng về cư ngụ một góc sông tạo thành xóm, sống bằng nghề chài lưới. Họ làm nhà trên mặt nước, bám vào các mom đá và sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản và nuôi cá lồng bè. Từ lâu suối Đăk Hil đã được mệnh danh là một trong những dòng sông có màu nước đẹp và có nhiều loại cá. Xóm chài nơi đây mưu sinh chủ yếu dựa vào đánh bắt cá trên sông. Mới đầu chỉ là đánh bắt, về sau, họ nhận thấy nơi đây không chỉ có nguồn cá dồi dào mà nước sâu, trong xanh rất thích hợp cho nghề nuôi cá nên quyết định dừng chân lập nghiệp.
Hai đầu cầu Đắk Hil là những chòi tạm bán khô cá. |
Mỗi nhà rộng chừng 15-20 m2, nóc nhà lợp bằng mái tôn, xung quanh được phủ kín bằng bạt ni lông hoặc ván gỗ. Phía dưới sàn nhà sử dụng 9 – 10 thùng phi nhựa bịt kín hơi, buộc chặt vào nhau, thả dưới mặt nước để nhà luôn luôn nổi khi nước lên nước xuống rồi đóng neo cố định một chỗ.
Thấy có xe máy hay ô tô chầm chậm qua, những phụ nữ bán hàng ra sát mép đường vẫy tay mời gọi. |
Hầu như trước nhà nào người dân đều dành vài sào nước làm lồng rồi về miền Tây mua cá giống cho rẻ. Nhà nào đông lao động, nhiều vốn thì nuôi cả chục lồng cá, nhà nào không nào vốn ít thì nuôi vài lồng, như vậy cũng đủ ăn. Chị Phương (quê Vĩnh Long) cho biết, nuôi cá thì một năm bán một lần, tùy vào từng loại. Trung bình mỗi năm nhà chị bán gần 3 tạ cá lóc nuôi với giá 40 -50 đồng/kg. “Cứ đến đợt bán, thương lái tới tận nơi mua, cho bơi ôxi rồi chở xuống Sài Gòn, đầu ra ổn định nên tôi và mọi yên tâm nuôi”. Thấy làm thuận lợi, nhiều người đưa thêm con cái, người thân lên đây làm ăn, lúc đầu vài hộ, đến nay đã trên 38 hộ.
Tại đây, có hàng chục sạp hàng khô cá đủ các loại. |
Chiều trên hồ Nam Ka, bóng những người dân sống trên sông nước dù vất vả và cuộc sống mưu sinh trên con nước quả thật không đơn giản chút nào. Đứng trên cầu Nam Ka nhìn xuống, những chiếc lồng bè của các hộ dân nối dài, kề sát vào nhau như con trăn khổng lồ tựa sát vào bờ sông. Chiếc cầu này là con đường đi từ Đăk Lăk sang Lâm Đồng, nối liền với làng vạn này với các thương lái ngày ngày tìm đến mua cá đem đi nơi khác bán.
Đặc sản cá khô nuôi trồng và đánh bắt được trên lòng hồ. |
Mấy năm nay, để cải thiện kinh tế và bán những loại thủy hải sản tự nuôi cũng như đánh bắt được, những hộ dân ở xóm chài này đã dựng lều, mang cá khô một nắng lên cầu Đắk Hil bán. Do thuận đường QL27, cá lóc nuôi ở đây mỗi lần xuất bán là có xe đưa lên Buôn Ma Thuột, hoặc sang Lâm Đồng, rồi tỏa đi các tỉnh. Một lượng cá được xẻ, ướp làm khô để bán lẻ.
Những hàng quán bán khô cá bên đường ấy vẫn chưa thể kéo làng chài ra khỏi sự khó khăn. |
Tại đây, có hàng chục sạp hàng khô cá đủ các loại. Hai đầu cầu Đắk Hil là những chòi tạm bán khô cá. Treo trên mép mái tôn là những con cá khô lóc xẻ dọc đã bóc hết xương, dải thịt cá ươm mỡ óng ánh. Phía dưới sạp là rổ cá khô nhỏ như cá mương, cá lìm kìm…
Đặc sản cá lóc khô một nắng của hồ Nam Ka. |
Những ngày vừa rồi dịch bệnh, thương lái cũng ít tìm đến mua vì khó chuyên chở đi tiêu thụ ở các nơi khác. Bà con đánh bắt và nuôi cá lồng bè ở đây đều phải phơi khô chờ thương lái. Số lượng mang lên cầu bán cũng không được nhiều vì ít người qua lại hơn do sợ dịch bệnh Covid.
Thương tiếng cồng chiêng Nền “Văn Minh Thảo Mộc” ở Tây Nguyên do đại ngàn sinh ra. Giờ, ở kỷ nguyên này, bỗng không gian văn hóa - xã hội đó như một báu vật hồi ức bởi do loài người khắp địa cầu này được khoác tấm áo “hiện đại” với mục tiêu hàng đầu là công nghiệp- đô thị - vật chất đã quá cách xa thiên tính thiện lành vốn là căn bản của giống loài. Dư vang kia hình như đang vật vờ đâu đó trên miền Thượng… |
Đại sứ quán Nga tại Việt Nam ủng hộ 40 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên Sáng 23/12, tại Hà Nội, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tiếp ngài Konstantin Vnukov - Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam đến chào thăm nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và trao số tiền 40 triệu đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. |
Mùa hái cà ở vùng gió chướng Mùa gió chướng bắt đầu, và cũng là vào vụ màu thu hoạch rộ cà phê ở Tây Nguyên, những người lao động nghèo từ khắp các địa phương lại nô nức rủ nhau về đây để kiếm thêm thu nhập cho những ngày Tết sắp tới. |