Những loại hoa cúng ban thờ dịp Tết để cả năm an khang, thịnh vượng |
Những đại kỵ cần tránh khi lau dọn ban thờ ngày Tết và rút tỉa chân nhang |
Nói đến vấn đề "ngày Tết kiêng gì", Việt Nam cũng giống như những nước phương Đông, đều có những việc nên làm và tuyệt đối không nên làm. Những điều kiêng kỵ ngày Tết sau đây đều là những điều được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đa phần những điều kiêng kỵ dựa trên niềm tin của dân gian, ít có cơ sở khoa học, nhưng đã trở thành thói quen và thông lệ mỗi khi năm mới đến. Người Việt kiêng làm những điều này vì mong muốn một năm mới thuận lợi, suôn sẻ và gặp nhiều may mắn.
(Ảnh: Báo Hải Dương) |
Trong quan niệm của người Việt, ngày đầu năm mới là ngày rất quan trọng. Những sự kiện xảy ra trong những ngày đầu năm mới dự báo phần nào về công việc làm ăn có thuận lợi hay khó khăn, gặp may mắn hay xui xẻo. Vào những ngày Tết, người Việt kiêng cho vay mượn tiền bạc, đồ đạc. Đây là quan niệm có từ thời xưa vì người xưa cho rằng điều này sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu, nghèo nàn. Ngày đầu xuân là ngày mở cửa để đón lộc vào nhà, nếu cho ai đó vay tiền thì giống như dâng phúc lộc vào tay người khác.
Ngoài ra, người Việt cũng kiêng trả nợ đầu năm vì quan niệm làm như vậy, cả năm mới sẽ nợ nần, túng quẫn và phải đi trả nợ liên tục. Vì thế, mọi người thường cố gắng thu xếp, trả hết các khoản nợ vào cuối năm, để đón năm mới với tâm thế tốt nhất.
Điều kiêng kỵ ngày Tết này có từ thời xa xưa và đến ngày nay vẫn được con cháu thực hiện khá nghiêm túc. Người xưa quan niệm quét nhà vào ngày Tết là sẽ đuổi Thần Tài ra khỏi nhà, quét tài lộc đi, gia đình năm đó sẽ làm ăn lận đận. Vì thế trong 3 ngày Tết, hầu hết các gia đình không quét nhà, nếu quét thì cũng chỉ để trong nhà chứ không vứt đi. Ở một số thành phố lớn và ở các gia đình hiện đại, quan niệm có thoáng hơn khi họ bắt đầu đổ rác từ ngày mùng 2 Tết, thay vì kiêng đến hết Tết.
Người có người thân mất trong năm vừa qua, sẽ không đi chúc Tết họ hàng, người thân, bạn bè vào ngày Tết. Đây là điều kiêng kỵ được tuân theo tuyệt đối bởi quan niệm người có tang đi chúc Tết sẽ đem cái xui xẻo đến cho chủ nhà.
Nếu có người mất vào ngày mồng 1 Tết, gia đình sẽ chưa phát tang vội mà phải đợi tới sáng mồng 2. Nếu có người mất vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình đã định liệu được trước thì nên chôn cất ngay trong ngày đó.
Lửa và nước trong văn hóa của người Việt tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Lửa có màu vàng, màu đỏ, là nguồn năng lượng, của cải, tượng trưng cho sự phát đạt, thịnh vượng. Nước tượng trưng cho sự sinh sôi và là nguồn tài lộc của mỗi gia đình. Vì thế người Việt kiêng cho lửa, cho nước đầu năm mới vì như vậy gia đình sẽ có nguy cơ làm ăn thất thoát, tài lộc suy giảm.
Theo quan niệm dân gian, các vật sắc nhọn như dao, kéo không tốt cho tài vận và tuổi thọ của gia chủ. Vì vậy vào ngày đầu năm mới, người Việt sẽ không đụng tay vào dao kéo ngay. Tất nhiên với công việc nấu nướng cỗ cúng ngày Tết, phải sử dụng dao kéo là điều không thể tránh khỏi. Nhưng khi không cần thiết, thì không nên dùng.
Không chỉ vào ngày Tết mà vào mọi ngày trong năm, người Việt cũng kiêng đổ vỡ. Đồ vật trong gia đình như gương, bát, đĩa, ly… bị vỡ là điềm báo cho những điều không may mắn. Vì thế dịp Tết Nguyên Đán, mọi người nên cẩn thận để tránh xảy ra điều này.
Trong văn hóa của người Việt, màu đen và trắng tượng trưng cho sự tang tóc, điều xui xẻo. Do đó, vào ngày Tết mọi người thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng. Mọi người thường mặc những bộ quần áo sặc sỡ, tươi tắn, phổ biến nhất là màu đỏ - màu của may mắn.
Trong những ngày đầu năm, người Việt thường không ăn thịt vịt, thịt chó, cá mè, mực, ốc,… vì theo quan niệm dân gian, những món ăn này sẽ mang tới điềm xấu. Ngoài ra, một số vùng còn không ăn tôm vì sợ đi giật lùi như tôm, từ đó công việc sang năm sẽ lùi chứ không tiến.
Đóng cửa nhà ngày Tết sẽ khiến gia đình nghèo đói, túng thiếu, trừ khi đi chúc Tết, thăm hỏi. Bởi theo quan niệm dân gian, đóng cửa nhà sẽ khiến các vị thần linh không thể vào chơi nhà, đồng thời thể hiện sự bất kính đối với các vị thần linh, do đó, gia đình sẽ nghèo khó quanh năm.
Vào ngày Tết, nếu nói những điều xui xẻo, những điều đó dễ trở thành hiện thực. Đây là điều kiêng kỵ tồn tại từ ngàn đời nay. Người Việt thường tránh nói "hỏng rồi", "chết rồi", "toi rồi" hoặc nói những điều không may khác. Hơn nữa Tết là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau, bạn bè, họ hàng gặp gỡ, rõ ràng là dịp vui hiếm thấy, nên mọi người hãy nói những lời hay ý đẹp để điều may mắn đến.
Ngày đầu năm mới là khởi đầu của những điều mới mẻ. Vì thế ai cũng mong muốn giây phút đầu năm tràn đầy tiếng cười, niềm vui để cả năm đều thuận lợi. Do quan niệm như vậy, ngày Tết người Việt kiêng tranh cãi, khóc lóc, bất hòa. Mọi người đều cố gắng nhường nhịn nhau, nói với nhau những điều tốt đẹp để cả năm hạnh phúc, bình an.
Sai lầm cần tránh khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tín ngưỡng lâu đời của Việt. Có một số lưu ý quan trọng trong quá ... |
Cúng ông Công ông Táo ở đâu? Trong nhà hay dưới bếp là chuẩn nhất? Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là tập tục truyền thống của người Việt. Nhiều người thắc mắc ... |
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp năm 2020 đầy đủ và chuẩn nhất Theo phong tục dân gian, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc ... |