Tại sao có tục mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?

2024-12-21 13:39:53
Tục lệ bán mở hàng có từ bao giờ? Bán mở hàng thế nào để đắt khách? "Tóc thề" là mái tóc như thế nào? Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ?
(Ảnh minh họa)

Người Việt coi cưới xin là chuyện trọng đại cả đời, vì thế xoay quanh câu chuyện làm đám cưới có rất nhiều tục lệ và những điều kiêng kỵ. Bên cạnh những tục lệ đa phần xuất phát từ dân gian, thì cũng có những tục lệ có căn cứ rõ ràng. Tục lệ mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu là một trong số đó. Tục này xuất phát từ kinh nghiệm đúc rút từ những đám cưới thời phong kiến, dần dần được nhiều gia đình bắt chước theo, rồi trở nên phổ biến ở cả ba miền Bắc Trung Nam. Cho đến ngày nay, tục lệ này vẫn khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận tại sao phải kiêng kỵ như vậy.

Đám cưới là việc hỷ sự, cũng là đại sự của đời người. Đây là khởi đầu của một cuộc sống lứa đôi, hứa hẹn nhiều gian truân thử thách, nhưng tất nhiên ai cũng muốn có cuộc sống hôn nhân viên mãn, sống hạnh phúc với nhau đến đầu bạc răng long. Vì là chuyện vui cả đời, nên trong đám cưới, nhất định không thể để xảy ra sơ suất. Người Việt quan niệm, đám cưới có vui vẻ thì cuộc sống của đôi lứa đó sau này mới thuận lợi, hạnh phúc.

Thời xưa, con gái không được tự ý lựa chọn ý trung nhân mà phải vâng lời cha mẹ. "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" là nói về những cuộc hôn nhân cưỡng ép thời đó. Vậy nên vào ngày cưới đáng lẽ là ngày vui của mình khi được lấy người mình yêu, thì các cô gái thời xưa đa phần chưa có tình cảm với người sắp lấy làm chồng. Việc này dẫn đến cảnh các cô dâu dễ rơi nước mắt khi chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng. Tâm trạng của người mẹ khi con gái đi lấy chồng cũng rối ren và đầy lo lắng. Mẹ cô dâu thường sẽ khóc lóc buồn tủi, thương con bị ép buộc, thương con gái thơ dại sắp phải xa bố mẹ, đi làm dâu nhà người ta.

Người Việt coi việc khóc lóc trong đám cưới là điều kiêng kỵ nên dần dần có tục lệ mẹ đẻ không đưa con dâu về nhà chồng. Ngoài ra tục lệ này cũng xuất phát từ một số trường hợp cô dâu "trốn biệt", chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt.

Ngày nay, hôn nhân kiểu "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" đã không còn nhưng tục lệ này vẫn phổ biến ở nhiều địa phương, thậm chí ở các thành phố lớn. Nhưng ít người hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của nó và thường liên hệ nó với những điều xui xẻo. Đây là điều không nên. Hôn nhân có hạnh phúc hay không cần nhiều yếu tố để đảm bảo. Không nên vì mẹ cô dâu lỡ đi đưa dâu mà cho rằng cuộc hôn nhân đó sẽ gặp nhiều sóng gió.

Xem thêm:

"Tóc thề" là mái tóc như thế nào?

"Tóc thề" gợi sự liên tưởng đến sự thủy chung, son sắt. Có lẽ vì từ "thề" trong "tóc thề" đồng âm với "thề hẹn". ...

Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”?

Các cụ ngày xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Giới trẻ hiện đại ngày nay liệu có còn tuân ...

Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ?

"Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu", câu ca dao đầy định kiến về chuyện trai tân lấy ...

Top