Kỳ lạ tập tục đập phá lấy may cho đám cưới ở Đức |
Tái hiện tập tục nhảy lửa của đồng bào Dao ở huyện Tam Đường (Lai Châu) |
Tập tục Famadihana tại Madagascar
Famadihana là một tập tục mai táng của một bộ lạc được gọi là Malagasy sống tại Madagascar, xuất phát từ thế kỷ thứ 17. Famadihana là nghi thức thể hiện tình yêu thương, kính trọng đối với người thân. Đây cũng là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ và bày tỏ tình cảm khăng khít, gắn bó giữa các thành viên.
Hình ảnh bộ lạc Malagasy tổ chức nghi lễ Famadihana. (Ảnh: Guy Shachar) |
Tập tục này bao gồm việc nhảy múa với hài cốt của người đã mất, như là một cách để tưởng nhớ cuộc đời họ. Người chết được mang ra khỏi mộ, mặc quần áo mới và sau đó được di chuyển xung quanh trong khi cả bộ lạc nhảy múa. Những người già cả trong bộ tộc sẽ giải thích với con cháu nghe những công lao của cha ông tổ tiên của mình. Phong tục này được thực hiện bảy năm một lần.
Sateré-Mawé là một bộ lạc bản địa sống tại Brazil. Khi những cậu bé trong bộ lạc này đến một độ tuổi nhất định, chúng phải trải qua một nghi lễ trưởng thành đầy khắc nghiệt, đau đớn và thử thách.
Nghi lễ trưởng thành của người Sateré. (Ảnh: SCTE Brazil Travel) |
Những đứa trẻ này sẽ phải đeo những đôi bao tay làm từ lá cây chứa đầy kiến đạn và phải đeo nó khoảng hai mươi lần, mỗi lần khoảng mười phút, trong khi nhảy điệu múa truyền thống của bộ lạc. Loài kiến đạn nổi tiếng bởi những vết cắn đau đớn chí mạng, gây ra cảm giác bỏng rát trên da và nọc độc của chúng có thể khiến tê liệt dây thần kinh. Nhiều người bị kiến cắn đã miêu tả mức độ đau tương đương với việc bị đạn bắn. Nhưng những người trong bộ lạc Steré cho rằng nghi lễ này là một cách những cậu bé chứng tỏ rằng mình đã trưởng thành, khi họ vượt qua nỗi đau mà không rơi một giọt nước mắt nào.
Việc một đứa trẻ ra đời được coi là một dịp cực kỳ quan trọng tại Trung Quốc và có rất nhiều nghi lễ cùng phong tục được tổ chức để ăn mừng dịp này. Mọi người không được phép bàn tán xung quanh người mẹ vì những điều tiêu cực có thể ảnh hưởng tới đứa bé, hay người nhà sẽ để một con dao dưới gầm giường để bảo vệ đứa trẻ khỏi ma quỷ cùng thế lực xấu xa vào ban đêm.
Tuy nhiên, một nghi lễ tập tục kỳ lạ nhất đó là người chồng bế người vợ đang mang thai của mình đi trên than nóng với đôi chân trần để vào nhà. Họ làm vậy để tin rằng điều này sẽ giúp mẹ tròn, con vuông và người phụ nữ sẽ bớt đau đớn hơn khi chuyển dạ.
Ảnh: Zigya. |
Tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày hội đi chân trần trên lửa Lianhuo còn được cho là nghi thức trừ tà ma, đem lại may mắn, bình yên trong cuộc sống. Theo như người địa phương, nghi thức này đã tồn tại hơn nghìn năm nay và giúp họ cầu may.
Không chỉ xuất hiện tại Trung Quốc, đi chân trần trên than nóng còn là nghi thức cổ của người Hindu trong lễ hội Bà Mariamman, nữ thần được cho là giúp mùa màng bội thu và chữa bệnh tật. Đây là ngày lễ được tổ chức thường niên vào khoảng giữa tháng 5.
Tập tục truyền thống có tuổi đời hơn 2.400 năm này phổ biến nhất ở vùng Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ và thường được tổ chức tại vùng Marmara hay nhiều điểm khác tại Trung Đông, Nam Á. Đấu vật lạc đà bắt nguồn từ những bộ lạc du mục cổ xưa. Họ dùng những cuộc đấu như một cách thức để cạnh tranh và tăng uy tín cho bộ lạc của mình.
Đấu vật lạc đà đã tồn tại 2400 năm tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Daily Sabah) |
Đây còn được coi là một môn thể thao nổi tiếng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Những “đấu sĩ” là những con lạc đà to khỏe được phủ lên người một chiếc thảm trang trí, đeo chuông và mang trên mình yên ngựa được chạm khắc tinh xảo. Một cuộc đấu thường diễn ra trong khoảng mười phút và con lạc đà nào còn trụ lại tới cuối cùng mà không bỏ chạy trước thì sẽ là người chiến thắng. Thành phố Selcuk là một trong những nơi thường tổ chức giải đấu này.
Minh Châu (theo WorldAtlas)
Những tập tục khi kết hôn kì lạ nhất trên thế giới Không chỉ là ngày trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người, đám cưới ở các dân tộc trên thế giới còn đi kèm với nhiều phong tục kỳ lạ nhưng vô cùng ý nghĩa. |
Kỳ lạ tập tục treo quan tài trên vách đá ở Philippines TĐO - Bộ tộc Igorot tại vùng núi Sagada, phía Bắc Philippines từ lâu đã có tập tục đưa người đã mất vào trong quan tài và treo lơ lửng trên vách đá. Việc đưa thi thể đã mất lên cao sẽ mang họ gần tổ tiên hơn. |
Nguồn bài viết : Club Royale