Độc đáo màn diễu hành voi tại lễ hội BounChang Lào

2025-01-17 20:38:19
Độc đáo cảnh trai tráng mặc váy rước nước tại Lễ hội đình Chèm
Nữ đạo diễn Lào đầu tiên đưa phim ảnh “xứ Triệu Voi” đến với Oscar

Mối liên kết giữa voi và người

Voi là biểu tượng văn hóa ở Lào vì đất nước này từng nổi tiếng với hình ảnh hàng đàn voi rảo bước lang thang trên khắp các miền. Tại Lào, số lượng voi nhiều đến mức trước khi được gọi là Lào như bây giờ, người ta thường gọi nước này là Lan Xang, nghĩa tiếng Việt nghĩa là Triệu Voi.

Thưở xưa, voi chỉ dùng để làm phương tiện di chuyển từ nơi này sang nơi khác, rồi phương tiện chuyên chở. Từ xưa, Lào là quốc gia thuần nông, chính vì thế voi cũng được người dân sử dụng nuôi dạy để trở thành phương tiện di chuyển rất hiệu quả khi di chuyển đi làm nương rẫy ở xa.

Voi được nuôi tự nhiên, sử dùng để làm phương tiện di chuyển từ nơi này sang nơi khác, rồi phương tiện chuyên chở. (Ảnh: indochinasensetravel)

Trong văn hóa cộng đồng từ xa xưa của người Lào, voi được coi như hiện thân của Thần Rừng, cũng được xem như một người bạn thông minh trong nhà. Đối với người Lào, phải là người có chức vị, gia thế như thế nào mới có được nhiều voi. Giống như người dân Tây Nguyên tại Việt Nam, người Lào nuôi voi, mang tiếng là voi nhà, nhưng không phải sống trong nhà, mà là được thả trong rừng, khi cần thì mới đi gọi về.

Tuy nhiên, ngày nay truyền thống nuôi voi đang bị đe dọa nghiêm trọng do những biến động mạnh mẽ của đời sống, đặc biệt tác hại của biến đổi khí hậu, nạn khai thác rừng trái phép, dẫn đến môi trường sinh sống của voi rừng bị tàn phá, thu hẹp.

Voi rừng tự nhiên đang đối diện với mối nguy "tuyệt chủng" do tác động tiêu cực từ thiên nhiên và con người. (Ảnh: CNN)

Hiện nay, số cá thể voi rừng tại Lào chỉ còn khoảng 1000 cá thể (Ảnh: CNN)

Không chỉ voi rừng, số phận voi nhà cũng “ảm đạm” không kém. Ở Lào hiện nay số lượng voi nhà chỉ còn chưa đầy 500 con, bên cạnh hơn 1000 cá thể còn sống trong rừng hoang. Phần lớn các con voi nhà đều phải lao động rất nặng nhọc, chủ yếu trong việc vận chuyển gỗ, một công việc làm phá hủy chính môi trường sinh sống của chúng, để mang lại nguồn sống cho khoảng 10.000 người dân địa phương.

Để phục hồi lại môi trường sống cho voi – biểu tượng của đất nước, chính phủ Lào đã có nhiều chính sách quyết liệt, mang lại hiệu quả đáng kể, như: xây dựng trung tâm bảo tồn voi tại tỉnh Xayaburi; đặt ra chính sách hạn chế chặt chẽ với việc sử dụng voi để vận trong ngành khai thác gỗ;...

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn đến từ yếu tố con người, đó là tuyên truyền người dân địa phương trong công tác bảo tồn voi, thông qua nhiều chương trình giáo dục, cũng như lễ hội đặc sắc về voi. Một trong số đó là Lễ hội Voi BounChang Xayaburi.

Lễ hội Voi BounChang tỉnh Xayaburi – “hồi sinh” biểu tượng văn hóa của Lào

Được coi là thủ phủ voi của Lào, Xayaburi là tỉnh có nhiều voi hơn bất kỳ tỉnh nào, kể cả voi hoang dã. Cùng với niềm mong muốn được phục hồi lại nét đẹp văn hóa truyền thống, chính quyền tỉnh đã phối hợp cùng với Tổ chức Voi Châu Á (ElefantAsia) đã tổ chức lễ hội voi hàng năm mang tên Lễ hội Voi BounChang, nhằm thúc đẩy tình yêu giữa người và voi, cách nuôi nấng, chăm sóc và sử dụng voi ở Lào nói riêng và các quốc tế nói chung, đồng thời nâng cao nhận thức cho mọi người tham gia vào công tác này.

Những chú voi đứng chào khán giả trước khi biểu diễn. (Ảnh: vientianetimeslao)

Được tổ chức bắt đầu từ năm 2007, đến nay Lễ hội Voi BounChang đã được 17 năm tuổi. Năm 2012, Lễ hội Voi BounChang đã được tỉnh Xayaburi chính thức nâng tầm, trở thành lễ hội mang quy mô quốc gia.

Hàng năm, trước ngày khao hội, gần trăm chú voi ở khắp nơi trên tỉnh Xayaburi nói riêng, và tại các địa phương khác của Lào sẽ tập trung về đây để chuẩn bị cho những tiết mục đặc sắc của hội.

Tiết mục chơi bóng rổ của những chú voi mang lại sự phấn khích cho khán giả. (Ảnh: Xayaburi)

Lễ hội Voi BounChang thường được tổ chức vào dịp đầu năm, diễn ra trong khoảng 3 đến 4 ngày liên tục. Xuyên suốt lễ hội là nhiều hoạt động đa dạng về phong cách, màu sắc như: buổi diễu hành của gần trăm chú voi, cuộc thi voi đẹp, biểu diễn kiến ​​thức về voi, xem voi tắm, voi đá bóng, voi chơi bóng rổ, voi nhảy múa, voi trao các lẵng hoa, lễ trao quà cho voi, cưỡi voi đi xem thành phố…

Ngoài ra còn có các hoạt động diễu hành của 11 thị xã trong tỉnh nhằm giới thiệu về thiên nhiên du lịch, lịch sử, văn hóa và truyền thống đặc sắc của vùng đất này, như các cuộc thi ẩm thực truyền thống; khai trương hội chợ với tổng số 100 cửa hàng của các tỉnh bạn và 11 thị trấn trong tỉnh Xayaburi. Đây cũng là cơ hội để các công ty, cửa hàng trong và ngoài nước với sản phẩm chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm độc đáo của thành phố mang sản phẩm của mình quảng bá đến với người dân địa phương và quốc tế.

Voi trắng dẫn đầu đoàn voi diễu hành tại Lễ hội Voi BounChang. (Ảnh: Xayaburi)

Ông Phetxay Sounvilay – phó tỉnh trưởng tỉnh Xayaburi cho biết: Năm 2023 là lần thứ 17 tổ chức Lễ hội Voi, với 75 cá thể voi tham dự. Trước đây lễ hội được luân phiên đăng cai tại 3 huyện: Viêng Keo, Hồng Sa; huyện Pak Lai. Từ năm 2012, tỉnh đã được chỉ đạo nâng cấp Lễ hội Voi thành lễ hội du lịch cấp quốc gia và chỉ định tỉnh Xayaburi là nơi tổ chức Lễ hội Voi hàng năm.

Lễ hội là dịp để tiếp tục phát huy những nét truyền thống đặc sắc trong lối sống của người dân Lào, của các bộ tộc gắn bó với loài voi từ xa xưa và để mọi người ý thức hơn vì voi là loài động vật thông minh, biết lắng nghe mệnh lệnh của chủ, là biểu tượng của văn hóa Lào, cũng như là hình thức quảng bá du lịch và tình yêu văn hóa, nghệ thuật, truyền thống độc đáo của địa phương, khuyến khích người dân địa phương bảo vệ đàn voi vốn là một phần di sản thiên nhiên của Lào.

Nhiều loại diều độc đáo xuất hiện tại Lễ hội Diều quốc tế Huế 2023
Độc đáo nghi lễ Then Khoăn của người Tày, Lào Cai

Nguồn bài viết : MG Game Bài 3d

Top